SỐ LIỆU ĐÁNG LO NGẠI
Theo thống kê, có đến 10–20% trẻ em có thể mắc bệnh chàm da trong những năm đầu đời. Bệnh không lây nhưng dễ tái phát, khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc, thậm chí mất ngủ và ăn kém.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
+ Da khô, bong tróc, đỏ, ngứa.
+ Nổi mẩn, mụn nước li ti có thể chảy dịch.
+ Trẻ gãi nhiều, khó chịu, dễ trầy xước.
CÁCH CHĂM SÓC TẠI NHÀ
+ Dưỡng ẩm da mỗi ngày (2–3 lần/ngày, sau khi tắm).
+ Tắm nước ấm <10 phút, tránh xà phòng có chất tẩy mạnh.
+ Tránh mặc đồ len, vải thô; hạn chế khói bụi, lông thú.
+ Cắt móng tay trẻ để tránh trầy xước da.
+ Lưu ý chế độ ăn nếu nghi ngờ dị ứng (sữa, trứng, hải sản...).
KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM?
+ Da lan rộng, chảy dịch, có dấu hiệu nhiễm trùng.
+ Trẻ mất ngủ, ngứa nhiều, ăn kém.
+ Không cải thiện sau vài ngày chăm sóc tại nhà.
LỜI KHUYÊN
Chàm da không thể trị dứt điểm ngay, nhưng có thể kiểm soát tốt nếu chăm sóc đúng cách và theo hướng dẫn bác sĩ.
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ – đồng hành cùng phụ huynh trong việc bảo vệ làn da của trẻ. Đừng ngần ngại đưa trẻ đến phòng khám Da liễu – Dị ứng để được tư vấn và điều trị kịp thời.

BSCK2. Trương Cẩm Trinh