TIN TỨC BỆNH VIỆN

TÙY TIỆN SỬ DỤNG THUỐC, NGUY CƠ GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG CỦA TRẺ NHỎ
[ Cập nhật vào ngày (14/05/2024) ]


      Gần đây, xảy ra vụ việc một đứa trẻ bị ngộ độc do mẹ cho bé uống vitamin D tại nhà, nhập viện BV Nhi Trung Ương cấp cứu . Thực tế, tình trạng này không phải là hiếm, khi nhiều phụ huynh có con nhỏ tự ý cho trẻ sử dụng thuốc, kể cả thuốc điều trị bệnh hay thuốc bổ, thực phẩm chức năng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Vì vậy, từ góc độ bác sĩ chuyên khoa nhi, BS Bệnh Viện Nhi Đồng tư vấn các thông tin liên quan, nhằm nâng cao thêm hiểu biết cho cộng đồng:

-Từ đầu năm đến nay có 16 trường hợp trẻ ngộ độc thuốc tại Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ, phải nhập viện.

-Phụ huynh có thói quen khi con ho, sổ mũi hay đau bụng, thường ra các hiệu thuốc mua vài liều thuốc cho trẻ uống. Việc uống thuốc như thế, ảnh hưởng đến sức khòe trẻ :

+Cho con dùng kháng sinh khi không cần thiết khiến cho các chủng vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh, trẻ có thể đáp ứng tốt với kháng sinh trong những lần đầu sử dụng thuốc, nhưng lần sử dụng sau sẽ bị nhờn thuốc bởi vi khuẩn đã biến thể, dẫn đến kháng thuốc, hay tác dụng phụ của thuốc.

+Khi sử dung kháng sinh không uống thuốc đủ liều, đủ ngày, có thể dẫn đến trình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, bệnh tật kéo dài hoặc bệnh cũ tái phát.

+ Phụ huynh không hiểu thành phần chính của thuốc, dẫn đến việc dùng thuốc trùng lặp, gây quá liều và ngộ độc cho trẻ.

+ Phối hợp thuốc không đúng, có thể sẽ gây ra những phản ứng tương tác thuốc không tốt.

+ Chưa hiểu mối liên hệ thực phẩm và thuốc, ảnh hưởng đến sự hấp thụ, do đó làm giảm hiệu quả thuốc điều trị.

+ Việc tự ý mua thuốc  có thể  làm sai chẩn đoán, tư vấn và điều trị dẫn đến những hậu quả, biến chứng đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe và tình mạng trẻ.

- Cha mẹ ám ảnh với sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ, nên tìm mua các sản phẩm trên mạng với quảng cáo công dụng giúp trẻ tăng cân nhanh, cao vượt trội, gồm cả siro, thuốc uống, thực phẩm chức năng, sữa giàu dưỡng chất… Tuy nhiên, tác dụng, hiệu quả thực tế của sản phẩm khó  kiểm chứng:

+ Thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc mà bé đang uống hoặc tự nó gây ra một số tác dụng phụ đối với cơ thể của bé.

+ Việc sử dụng vitamin tổng hợp được nghiên cứu là dễ dẫn đến nguy cơ thừa một số chất ở trẻ như thừa sắt, thừa kẽm, vitamin A, C...

+ Những loại thực phẩm chức năng được cho là giảm cân, đồng thời tăng cường sức khỏe trẻ em có chứa nhiều Steroid và những chất tương tự có thể gây hại đến gan, lâu dài khiến gan bị suy, thận bị suy và những bệnh lý khác.

+ Khi bổ sung thực phẩm chức năng chứa calci cho trẻ thì cần có liều lượng phù hợp, vì nếu bổ sung quá nhiều dẫn đến thừa calci thì sẽ khiến cơ thể của trẻ trở nên mệt mỏi, trẻ không có cảm giác thèm ăn, sau này có nguy cơ bị bệnh sỏi thận, ảnh hưởng về xương...

+Tâm lý lạm dụng thực phẩm chức năng cũng khiến cha mẹ không chú trọng đến việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ cũng như tuân thủ điều trị.

      -> Chính vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào, kể cả thuốc bổ, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa phù hợp. Cần cảnh giác với các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán trên mạng để tránh rước họa vào thân.

- Việc cho trẻ sử dụng thuốc tùy tiện, liên quan đến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng:

+ Lạm dụng kháng sinh ở trẻ em dẫn đến kháng kháng sinh: Đây là ảnh hưởng của lạm dụng kháng sinh nguy hiểm nhất. Kháng kháng sinh hay còn gọi kháng thuốc kháng sinh, đây là tình trạng vi khuẩn kháng lại hiệu quả điều trị của thuốc kháng sinh. Cụ thể là vi khuẩn sẽ thay đổi, làm giảm phần nào hoặc loại bỏ hiệu quả của thuốc kháng sinh dùng để chữa bệnh.

+ Lạm dụng kháng sinh ở trẻ em dẫn đến loạn khuẩn đường ruột

+ Lạm dụng kháng sinh ở trẻ em dẫn đến gây hại gan, thận

=> Hạn chế lạm dụng kháng sinh ở trẻ em bằng cách :

+ Không sử dụng kháng sinh cho trẻ khi không thật sự cần thiết.

+Sử dụng kháng sinh cho trẻ em đúng bệnh, đúng cách: Khi trẻ bắt buộc phải sử dụng kháng sinh thì phụ huynh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về thời gian, liều dùng cũng như kết hợp thuốc kháng sinh với các thức ăn đồ uống thông thường... để thuốc phát huy hết các tác dụng, để vi khuẩn không có cơ hội kháng kháng sinh.

+Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để chống lại các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn và virus. Hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh sẽ là hàng rào bảo vệ giúp trẻ phòng tránh cũng như hạn chế các bệnh nhiễm trùng.

-Vài khuyến cáo, cảnh báo của bác sĩ nói chung đối với việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định, kể cả thuốc điều trị bệnh và thuốc bổ, thực phẩm chức năng, những nguy cơ như thế nào đến sức khỏe của trẻ?

+Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, dù là thuốc điều trị bệnh, kháng sinh và thuốc bổ, hay thực phẩm chức năng.

 +Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng: liều lượng sử dụng, thời điểm dùng thuốc, đối tượng không được dùng thuốc, phản ứng phụ có thể xảy ra, các tương tác thuốc...

+Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của bé sau khi sử dụng thuốc thì phải báo ngay cho bác sĩ.

 +Khi lỡ cho bé uống thuốc quá liều thì hãy đưa bé đến bệnh viện ngay để được khám và theo dõi và điều trị kịp thời.

LINK: https://baocantho.com.vn/ke-ca-vitamin-cung-khong-nen-tuy-tien-cho-tre-uong--a173518.html




BS .CK2 Trương Cẩm Trinh

  In bài viết



thông tin


Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

1. Khoa khám bệnh: Khám BHYT đúng tuyến

  • Thời gian:
Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h00 – 11h00; 13h00 – 17h00.
Thứ Bảy: 07h00 – 11h00
  • Địa điểm: Tầng 02, khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.
Số điện thoại: 0292 3 748 304

2.  Khoa khám bệnh thu phí (theo yêu cầu)

 

  • Thời gian: Thứ Hai – Chủ nhật: 07h00 – 21h00, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết.
  • Địa điểm: Tầng 01 - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Lưu ý: Sáng Thứ Bảy và Chủ Nhật: 07h00 – 11h00, chỉ khám Nội khoa và các bệnh về Tai Mũi Họng

Sáng Thứ Bảy: 07h00 – 11h00 có khám ngoại tổng hợp

Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

  • Thời gian:Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h00 – 10h30; 13h00 – 16h30.
  • Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh) - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

TÂM LÝ

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh : Chậm nói, Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ

Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 



Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi