Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus (A16) và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện lâm sàng của bệnh TCM là như nhau bất kể loại vi rút gây bệnh nào. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71..
Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho biết thêm, số trường hợp tử vong vì bệnh TCM chủ yếu là do enterovirus 71 gây ra, tử vong phổ biến nhất là nhóm trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 75% - 86% trong tổng số các trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng ở trẻ em).
Phát hiện sớm bệnh TCM ở trẻ là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc điều trị được thuận lợi, trẻ bệnh được chăm sóc và theo dõi sát, hạn chế những rủi ro gây tác hại xấu đến sức khỏe của trẻ nếu phát hiện và điều trị quá trễ. Bệnh TCM ở trẻ em có những biểu hiện cần chú ý sau đây:
- Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.
- Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
+ Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
+ Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
+ Sốt nhẹ.
+ Nôn.
+ Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
+ Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
- Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
- Các thể lâm sàng:
+ Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24-48 giờ.
+ Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.
+ Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.
Do đó: khi phát hiện trẻ có những biểu hiện nghi ngờ, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm để trẻ được điều trị kịp thời và có biện pháp chăm sóc theo dõi hợp lý.
Câu 2. Khi nào thì bệnh trở nặng?
Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh..Bệnh tay chân miệng, có nhiều khả năng dẫn đến các biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong như : viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp.
Đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế đảm trách việc điều trị bệnh nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau:
1. Sốt cao liên tục 39oC không hạ sau khi đã hạ sốt tích cực.
2. Nôn ói nhiều.
3. Thở mệt, tim đập nhanh
4. Giật mình chới với, hốt hỏang, thất thần.
5. Quấy khóc (dỗ không nín).
6. Run chi (thấy rõ khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm).
7. Yếu chi.
8
. Trẻ đi đứng loạng choạng.
9. Trẻ đảo mắt bất thường.
1
0. Co giật.
Câu 3 : Cách nhận biết đâu là tay chân miệng, đâu là bệnh thủy đậu ?
- Tác nhân gây bệnh:
+ Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm từ người sang người do virus đường ruột : thường là coxsakie virus (A 16), Enterovirus 71 (EV71)
+ Thủy đậu : là bệnh nhiễm trùng cấp tính trên da Do herpes vareicella gây nên
- Đường lây:
+ Tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa , nước bọt, phỏng nước , phân
+ Thủy đậu lây qua đường hô hấp , những giọt nước bọt, bóng nước
- Đặc điểm phỏng nước
+ Tay chân miệng: Loét miệng,phát ban dạng phỏng nước 2-3mm ở các vị trí đặc biệt ( tay , chân miệng, gối, mông), sau đó để lại vết thâm , ít khi loét và bội nhiễm
+ Thủy đậu : Bóng nước 3-10mm, dịch trong => đục. bắt đầu thân mình , sau đó lan ra mặt và tứ chi, nhiều lứa tuổi . bóng nước có thể ở niêm mạc miệng, tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, sinh dục, bóng nước vỡ loét sâu hình chén . Đặc điểm phân biệt là :Phỏng nước nhiều lứa tuổi,kích thước, rải rác toàn thân.
- Tuy nhiên có những trường hợp khó phân biệt là thủy đậu hay TCM do Biều hiện không điển hình trong những ngày đầu . Do đó tốt nhất vẫn
phải đến khám hay tư vấn BS, để BS chẩn đoán và cho hướng TD , điều trị thích hợp, tránh th xảy ra BC gây ảnh hưởng đến tính mạng trẻ .
Câu 4. Hướng dẫn cách về cách phòng tránh tay chân miệng?
-Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.
- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
- Để phòng bệnh tay chân miệng, việc vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường là vô cùng quan trọng.
- Đối với trẻ không mắc bệnh:
+ Cần thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày và vệ sinh đúng cách. Cần tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên và đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
+ Hạn chế cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, dùng những vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được vệ sinh và khử khuẩn.
+ Tuyệt đối người lớn không được mớm cơm, mớm thức ăn cho trẻ, không dùng tay bốc thức ăn trực tiếp cho trẻ.
+ Dạy trẻ không ăn bốc, không mút tay, không đưa đồ chơi lên miệng để ngậm mút.
- Đối với trẻ đã mắc bệnh:
+ Cần giặt sạch quần áo, tã lót, khăn mặt của trẻ sau đó ngâm qua với nước sôi hoặc dung dịch cloramin B. Cần tách riêng, không giặt chung quần áo của trẻ bệnh với các trẻ khác.
+ Nên cho trẻ đi ngoài vào bô, chậu có sẵn chất diệt khuẩn như cloraminB. Phân của bệnh nhân tay chân miệng cần được xử lý tốt, tránh thải trực tiếp ra môi trường xung quanh;
+ Nhà vệ sinh của những gia đình có trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, lau chùi bằng xà phòng và chất sát khuẩn.
- Môi trường xung quanh:
Các hộ gia đình cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng mà bé tiếp xúc hằng ngày, như sàn nhà, tường, đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn, ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang bằng xà phòng hoặc những chất tẩy rửa thông thường.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh.
Câu 5. Bệnh viện nhi đồng có những giải pháp nào giúp cho việc khám chữa bệnh được hiệu quả mà tránh được sự lây lan của dịch bệnh?
Bệnh viện có công bố số điện thoại của các Bác sĩ trưởng phó khoa phòng của đầy đủ các chuyên khoa , để tư vấn sức khỏe cho phụ huynh
Trang Web, Fb chính thức của BVNĐCT hoạt động thường xuyên.
Khi đến Bệnh viện. Phụ huynh thực hiện, khai báo y tế, test covid-19, phân luồng phù hợp để an toàn cho bệnh nhi.
https://media4.canthotv.vn:5002/temp/2021/DVQC/ToaDam_KhoeLaHanhPhuc_Ky6_08082021.mp4
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG TP. CẦN THƠ
|
Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
|
|
Điện thoại: 02923748356
|
|
Fax: 02923831031
|
|
Email: bvnhidong@cantho.gov.vn
|