Hiển thị tin chuyên mục

TÌM HIỂU VỀ VITAMIN D
[ Cập nhật vào ngày (24/12/2020) ]

Vitamin D là vitamin thuộc nhóm tan trong dầu, thường được tổng hợp từ một số loại động vật, thực vật, nấm men. Ta thường bắt gặp 2 loại vitamin D là D2 và D3. Trong cơ thể con người, vitamin D có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn cần phát triển về thể chất và xương khớp hoặc đối với người lớn tuổi có nguy cơ loãng xương. Do vitamin D là một trong những thành phần giúp chuyển hóa calci nên việc bổ sung vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn.


TÌM HIỂU VỀ VITAMIN D

Vitamin D là vitamin thuộc nhóm tan trong dầu, thường được tổng hợp từ một số loại động vật, thực vật, nấm men. Ta thường bắt gặp 2 loại vitamin D là D2 và D3. Trong cơ thể con người, vitamin D có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn cần phát triển về thể chất và xương khớp hoặc đối với người lớn tuổi có nguy cơ loãng xương. Do vitamin D là một trong những thành phần giúp chuyển hóa calci nên việc bổ sung vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn. 

1.     Vai trò quan trọng của vitamin D đối với trẻ nhỏ

Việc thiếu vitamin D ở người ít được chú trọng, chỉ khi có bệnh do sự thiếu hụt nghiêm trọng vitamin D, người ta mới bắt đầu bổ sung và điều trị. Theo thống kê tại Việt Nam, số người thiếu vitamin D chiếm đến 46% (đối với nữ giới) và 20% (đối với nam giới). 

Do đó, bổ sung vitamin D là vô cùng cần thiết, giúp người bệnh ngăn ngừa được nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa, suy giảm chức năng gan, thận hoặc đối với bệnh nhân đang sử dụng các thiếu điều trị HIV, thuốc kháng sinh, kháng nấm, thuốc chống động kinh; người bị chấn thương về xương khớp, béo phì, phụ nữ có thai và đang cho con bú,…

Làm thế nào để biết được bản thân đang bị thiếu vitamin  D, các bệnh mắc phải liệu có phải do sự thiếu hụt vitamin D gây ra, thời điểm nào cần bổ sung vitamin D,… Các câu hỏi này muốn trả lời được, người bệnh cần phải thực hiện xét nghiệm vitamin D.

2.      Xét nghiệm vitamin D giúp xác định nồng độ vitamin D trong máu

Với sự tiến bộ của y học hiện đại ngày nay, xét nghiệm vitamin D ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, sự hiểu biết về xét nghiệm vitamin D của bệnh nhân không nhiều, cùng với đó là sự lơ là về sức khỏe dẫn đến việc thiếu vitamin D nghiêm trọng trong thời gian dài. 

Xét nghiệm vitamin D là một xét nghiệm nhằm xác định nồng độ vitamin D trong máu, từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá và phương án bổ sung vitamin D khi cần thiết.

2.1. Cách tiến hành xét nghiệm vitamin D

Bệnh nhân trước khi thực hiện xét nghiệm vitamin D cần nhịn ăn từ 4 - 8 giờ rồi đi lấy máu. Sử dụng máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm.

Sau đó, thực hiện định lượng nồng độ vitamin D bằng máy đo tự động. Kết quả thu được sẽ được đánh giá như sau:

- Nồng độ vitamin D < 30 nmol/L (tức là < 12 ng/ml): là thiếu vitamin D.

- Nồng độ vitamin D từ 30 nmol/L đến 50 nmol/L (tức là từ 12 ng/ml - 20 ng/ml): là nguy cơ thiếu vitamin D.

- Nồng độ vitamin D từ 50 nmol/L đến 125 nmol/L (tức là từ 20 ng/ml - 50 ng/ml): là mức bình thường.

- Nồng độ vitamin D > 125 nmol/L (tức là > 50 ng/ml): là mức cao (dư thừa vitamin D).

Ngoài chỉ số về nồng độ vitamin D trong máu, để đánh giá tình trạng vitamin D trong cơ thể người ta còn dựa vào giới tính, tuổi tác, tình trạng sức khỏe của từng người, chế độ sinh hoạt và ăn uống,..

2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt vitamin D

- Người bệnh có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng nhiều bia, rượu, thuốc lá; chế độ ăn uống ít chứa vitamin D,…

- Người bệnh có bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa dẫn đến dự kém hấp thu tại ruột, hạn chế quá trình chuyển hóa. Do đó, mặc dù bệnh nhân có cung cấp đủ vitamin D thì cơ thể vẫn bị thiếu hụt.

- Đối với người ít tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như người bị hạn chế khả năng đi lại hoặc trẻ sơ sinh thì thường bị thiếu vitamin D do nguyên nhân này.

- Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư hoặc các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch cũng làm giảm đáng kể nồng độ vitamin D trong cơ thể.

2.3. Một số biện pháp giúp bổ sung vitamin D

- Cải thiện chế độ ăn uống sao cho hợp lý, cung cấp đầy đủ các khoáng chất và vitamin, đặc biệt là vitamin D. 

Một số thức ăn có chứa nhiều vitamin D như gan lợn, cá, trứng gà,… hoặc sử dụng các thực phẩm chức năng có thành phần là vitamin D. Việc bổ sung vitamin D qua chế độ ăn uống cũng phải thực hiện cho hợp lý, cân bằng, tránh trường hợp quá mức cũng gây ra các tác dụng không mong muốn đối với cơ thể. 

- Tắm nắng tưởng chừng như chỉ là một biện pháp nhỏ, tuy nhiên đây lại là phương pháp có thể cung cấp tận 90% vitamin D cho cơ thể. Thời điểm tắm nắng phù hợp là trước 8h sáng và sau 5h chiều, mỗi ngày từ 15 - 20 phút. Phương pháp này khá đơn giản để thực hiện nhưng cũng cần thực hiện đúng cách, đúng thời gian, nhất là khi thực hiện trên trẻ nhỏ. Sau các khoảng thời gian kể trên, việc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời có khả năng gây nguy hại cho trẻ nhỏ.

2.4. Một số nguyên nhân tăng nồng độ vitamin D quá mức trong cơ thể và tác hại

- Sử dụng quá liều lượng vitamin D hoặc các thuốc làm tăng nồng độ vitamin D do bác sỹ chỉ định.

- Khi nồng độ vitamin D quá mức cho phép có thể dẫn đến ngộ độc, từ đó gây rối loạn chức năng chuyển hóa của gan và khả năng thải trừ của thận.

3.     Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu vitamin D

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương, đặc biệt là ở trẻ em. Thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm trẻ bị thiếu vitamin D để bổ sung và phòng ngừa kịp thời.

3.1. Đổ mồ hôi đầu

            Với các bé bình thường chỉ đổ ít mồ hôi nếu trời oi nóng nhưng nếu mẹ thấy con trẻ mình đổ quá nhiều mồ hôi, mẹ nên cho bé đi thăm khám bác sĩ để biết chính xác tình trạng sức khỏe hiện thời của trẻ như thế nào. Nếu bé thiếu vitamin D mẹ có thể bổ sung dễ dàng, vì vậy cần phát hiện sớm tránh nhiều biến chứng không tốt sau này.

3.2. Sọ mềm

            Ngay khi chào đời, xương sọ của trẻ sơ sinh vẫn chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Thóp giúp xương sọ mềm dẻo để bé đi qua ngả sinh dễ dàng. Thông thường, xương sọ của bé sẽ nối liền và cứng lại sau 19 tuần. Tuy nhiên, nếu bé bị thiếu vitamin D thì quá trình này có thể bị cản trở. Bạn vẫn sẽ cảm thấy hộp sọ của bé mềm ngay cả khi bé đã được 19 tuần. Đây là một tình trạng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Nó có thể làm tăng nguy cơ bị chấn thương sọ não.

3.3. Xương dị dạng

Vitamin D là vi chất truyền dẫn canxi trong cơ thể do đó nếu có dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của xương. Các bé thiếu vitamin D thường bị bệnh còi xương, xương phát triển không bình thường, xương hay bị dị dạng như xương cột sống cong, chân bị cong.

3.4. Chậm phát triển

            Với các bé thiếu dưỡng chất canxi thường chậm phát triển hơn so với bình thường rất nhiều, bạn có thể theo dõi mốc phát triển của trẻ qua từng giai đoạn. Một vài dấu hiệu nhỏ như bé khó tự tập bò một mình, bé khó khăn khi tự ngồi dậy, tập đi…Thậm chí bạn có thể thấy chân tay của trẻ hay bị sưng nguyên nhân chính là xương phát triển không chuẩn. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào cần đưa con em đến bác sĩ để được khám chữa kịp thời.

3.5. Cơ và khớp yếu

            Thiếu vitamin D sẽ làm cho trẻ cảm thấy khó chịu và đau nhức khắp người. Điều này thể hiện khi con thường quấy khóc hoặc tỏ ra không hài lòng khi được bế.

Ngoài ra, các cơ, tứ chi của con cũng yếu đi. Nếu bạn thấy bé gặp nhiều khó khăn trong việc tự nhấc đầu lên thì cũng có thể nghĩ đến việc trẻ đang bị thiếu vitamin D.

3.6. Sâu răng

            Một trong những dấu hiệu sớm nhất của việc thiếu vitamin D là bé bắt đầu xuất hiện các vấn đề nha khoa do xương bị yếu đi. Các bác sĩ còn chỉ ra rằng trẻ bị thiếu vitamin D sẽ dễ bị sâu răng hơn những đứa bé khác.

3.7. Các vấn đề về dạ dày, hô hấp

            Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong hoạt động hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ. Các dấu hiệu trẻ vitamin D như thường hay ốm vặt, cảm lạnh, bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, trẻ có thể bị đau bụng do gặp các vấn đề về dạ dày. Nguyên nhân không phải tất cả do thiếu vitamin D gây ra nhưng phần lớn trẻ bị dạ dày hay ruột đều đa số do thiếu vitamin D trong cơ thể.

4.      Công dụng của vitamin D với cơ thể ra sao?

Chắc hẳn các bậc cha mẹ luôn được khuyên nên bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được những công dụng tuyệt vời của loại dưỡng chất này.

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ được nhiều Canxi và Photphat ở trong ruột và thận hơn, từ đó quá trình chuyển hóa Canxi và Photphat diễn ra nhanh và nhiều hơn. Sau đó, Canxi lắng đọng lại nhiều hơn để bồi đắp giúp xương chắc khỏe, dẻo dai. Có thể nói, dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn xương và răng chắc khỏe.

Bên cạnh đó, cơ thể được tiếp nhận vitamin D sẽ khỏe mạnh, ít ốm vặt hoặc mắc bệnh viêm nhiễm. Lý do đó là loại dưỡng chất này làm cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Vitamin D còn là loại dưỡng chất giúp bổ sinh, quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra đều đặn và ổn định hơn.

5.      Trẻ sơ sinh có cần bổ sung vitamin D không?

Với những công dụng tuyệt vời kể trên, hẳn các bạn đã hiểu được phần nào vai trò quan trọng của vitamin D đối với cơ thể. Vậy cha mẹ có nên bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh hay không?

Các bác sĩ khuyến khích cha mẹ tăng cường bổ sung vitamin D cho các em bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bởi vì lượng vitamin D có sẵn trong cơ thể bé tương đối ít và các con hấp thụ dưỡng chất này chủ yếu qua sữa mẹ. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ của người người là khác nhau, hầu như không đủ với nhu cầu của trẻ.

Dưỡng chất này cũng có thể được hấp thụ thông qua ánh nắng mặt trời, song trẻ sơ sinh thường bị hạn chế không tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời thường xuyên.

Từ những lý do kể trên, các em bé rất hay rơi vào tình trạng thiếu hụt vitamin D, hậu quả đó là bị còi xương, hệ miễn dịch kém và rất dễ bị động kinh. Để em bé lớn lên, phát triển bình thường, cha mẹ nên quan tâm đến việc bổ sung vitamin D cho con.

6.      Hàm lượng vitamin D cần bổ sung cho bé

Rất nhiều người lầm tưởng rằng càng bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh với hàm lượng cao thì hiệu quả đem lại càng tốt. Trên thực tế, để cơ thể bé hấp thu tối đa dưỡng chất và phát triển ổn định, chúng ta chỉ nên cung cấp một lượng vitamin vừa đủ. Nếu bổ sung dư thừa vitamin thì cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

Một số vấn đề mà trẻ có thể gặp phải nếu vitamin D dư thừa trong cơ thể như: bỏ bú, chán ăn và có dấu hiệu trớ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cha mẹ bổ sung hàm lượng vitamin D quá lớn khiến tăng canxi máu. Ngoài ra, trẻ cũng có dấu hiệu là quấy khóc nhiều hơn bình thường, cơ thể mệt.

Tình trạng này càng kéo dài lâu thì em bé có thể bị vôi hóa mạch máu hoặc tim bị ảnh hưởng.

Không chỉ bổ sung vitamin D cho các em bé sơ sinh, bà mẹ cũng cần tìm hiểu và tăng cường dưỡng chất cho cơ thể trong quá trình có thai. Như vậy, em bé sinh ra đã có hàm lượng vitamin D nhất định dự trữ trong cơ thể.

Như vậy cha mẹ nên tìm hiểu thật cẩn thận trước khi bổ sung dưỡng chất cho các bé. Bởi vì bé chỉ có thể phát triển ổn định nếu như cơ thể được bổ sung hàm lượng vitamin D vừa đủ. Nếu lượng dưỡng chất quá nhiều hoặc quá ít, quá trình phát triển của con trẻ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

7.      Học cách bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh

Có thể nói, vitamin có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của chúng ta, nhất là các em bé sơ sinh. Một trong những vấn đề các bậc phụ huynh nên quan tâm đó là nên bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh bằng cách nào?

7.1. Chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng

Đầu tiên, các mẹ đảm bảo chế độ ăn đa dạng ngay từ khi mang thai, trong quá trình cho con bú và cả chế độ ăn cho trẻ. Mẹ cũng có thể chú ý 1 số loại thực phẩm giàu vitamin D như cá, dầu cá, ngũ cốc, sò, nấm, đậu,... Tuy nhiên, mẹ cần bổ sung hài hòa và đầy đủ các loại dưỡng chất, không nên quá tập trung vào vitamin D để không bị thiếu hụt các chất khác. 

Ngoài ra, mẹ có thể cho em bé bú sữa công thức để cung cấp vitamin cho cơ thể. Thông thường, nếu như sữa công thức chứa hàm lượng dưỡng chất đầy đủ thì bé không cần bổ sung vitamin D từ bên ngoài. Lượng sữa công thức một ngày bé sử dụng là 500ml là vừa đủ.

7.2. Tắm nắng

Đối với trường hợp dưỡng chất trong sữa công thức không đủ để cung cấp cho trẻ sơ sinh thì cha mẹ mới cần cung cấp thêm cho con. Cách đơn giản và hiệu quả nhất đó là cho em bé đi tắm nắng. Bởi vì ánh nắng có tác dụng chuyển hóa các vitamin D rất tốt, ngoài ra còn giúp xương khớp chắc khỏe hơn.

Tuy nhiên, để thu được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo sức khỏe cho bé, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề khi cho con tắm nắng. Em bé chỉ nên đi tắm nắng khi đã được ít nhất 10 ngày tuổi, thời gian tắm nắng cũng rất quan trọng.

Thời điểm thích hợp nhất để đi tắm nắng đó là sáng từ 7 - 8 giờ và từ 5 giờ chiều trở đi. Lúc này, ánh nắng không còn gay gắt và chỉ số UV không quá cao, tốt nhất là bạn hãy cho trẻ tắm nắng trong vòng 10 - 15 phút.

7.3. Sử dụng các sản phẩm chứa vitamin D

Bên cạnh việc tắm nắng hoặc sử dụng sữa công thức, các mẹ cũng có thể tham khảo về một số sản phẩm có công dụng chính là bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh không thể dùng được những sản phẩm dạng viên cho nên bạn phải lưu ý lựa chọn sản phẩm dạng nước và cho bé uống từng giọt. Lưu ý: bác sĩ sẽ chỉ định liều dự phòng thiếu vitamin D cho các đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D và mẹ cần tuân thủ theo chỉ định đó. 

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều dòng sản phẩm được các bậc phụ huynh ưa chuộng và tin tưởng sử dụng cho trẻ. Trong số đó, chúng ta có thể kể đến như: Aquadetrim vitamin D3, Sterogyl hoặc vitamin D dạng giọt Mommy's Bliss Organic Drop,… 

Trong quá trình sử dụng, cha mẹ cần nghiên cứu về liều lượng. Dùng vitamin D liều hàng ngày là cách an toàn nhất. Hạn chế dùng vitamin D liều cao trong dự phòng và điều trị vì dễ gây ngộ độc.

Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/xet-nghiem-vitamin-d-co-vai-tro-nhu-the-nao-trong-lam-sang




admin

  In bài viết



Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

1. Khoa khám bệnh: Khám BHYT đúng tuyến

  • Thời gian:
Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h00 – 11h00; 13h00 – 17h00.
Thứ Bảy: 07h00 – 11h00
  • Địa điểm: Tầng 02, khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.
Số điện thoại: 0292 3 748 304

2.  Khoa khám bệnh thu phí (theo yêu cầu)

 

  • Thời gian: Thứ Hai – Chủ nhật: 07h00 – 21h00, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết.
  • Địa điểm: Tầng 01 - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Lưu ý: Sáng Thứ Bảy và Chủ Nhật: 07h00 – 11h00, chỉ khám Nội khoa và các bệnh về Tai Mũi Họng

Sáng Thứ Bảy: 07h00 – 11h00 có khám ngoại tổng hợp

Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

  • Thời gian:Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h00 – 10h30; 13h00 – 16h30.
  • Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh) - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Thứ 4 hàng tuần. Từ  07h00 – 11h00; 13h00 – 17h00.

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

TÂM LÝ

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh : Chậm nói, Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ

Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 






Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi