Hình : Quang cảnh buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề “Tiếp cận lâm sàng trong xử lý rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhi”.
Qua buổi sinh hoạt KHKT lần này có thể nhận thấy Rối loạn đông máu là căn bệnh nguy hiểm do nhiều nguyên nhân khác nhau và có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Mỗi một nguyên nhân sẽ phải có những biện pháp điều trị đặc hiệu và hỗ trợ khác nhau. Chính vì thế cần phải hiểu sâu hơn về rối loạn đông máu cũng như các chỉ số liên quan đến tình trạng này để việc chẩn đoán và xác định chiến lược điều trị tối ưu nhất.
Để nắm rõ về các chỉ số rối loạn đông máu cũng như tình trạng bệnh, có thể thực hiện một số xét nghiệm sau đây:
· Xét nghiệm công thức máu: xác định được lượng tiểu cầu có trong máu
· Xét nghiệm thời gian chảy máu: Đo thời gian máu ngừng chảy
· Xét nghiệm đông máu thông thường: Có thể thực hiện xét nghiệm PT hoặc APT để kiểm tra hoạt động của các yếu tố đông máu
· Xét nghiệm để theo dõi việc sử dụng thuốc chống đông: Thuốc chống đông máu có thể gây ra một số phản ứng đối với cơ thể trong quá trình sử dụng thuốc. Vấn đề chảy máu có thể xảy ra nếu thuốc được dùng quá nhiều, ngược lại với liều lượng quá ít có thể gây nên việc hình thành các cục máu đông
· Xét nghiệm các yếu tố đông máu cụ thể: Số lượng các yếu tố đông máu và ức chế đông máu được xác định bằng các phương pháp khác nhau
· Xét nghiệm để đánh giá khả năng ngưng kết của tiểu cầu: xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra chức năng của tiểu cầu
· Xét nghiệm để kiểm tra tình trạng máu dễ đông: cần phải thực hiện một số xét nghiệm nếu cơ thể bạn xuất hiện cục máu đông bất thường trong mạch máu. Khi các cục máu đông dễ hình thành, có thể thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra yếu tố V leiden.
Rối loạn đông máu rất khó để chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện rất nhiều xét nghiệm đông máu cũng như theo dõi tỉ mỉ mới có thể chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ xác định được hướng điều trị phù hợp và chính xác cho từng đối tượng
Hội thảo sinh hoạt chuyên đề “Tiếp cận lâm sàng trong xử lý rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhi” kết thúc cùng ngày, nhưng đã góp phần giúp các nhân viên y tế đút kết thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức mới trong việc chẩn đoán sớm và theo dõi các bệnh lý về đông máu ở trẻ em. Và đặc biệt có thể phát hiện sớm các bệnh lý máu ác tính ở trẻ.