BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ “CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI”
- Bệnh viện Nhi đồng vinh dự đón tiếp BSCK2. Nguyễn Thành Lập – Trưởng phòng Nghiệp vụ Y – Sở Y tề TP Cần Thơ đến chủ trì buổi tập huấn
- BSCK1. Phan Nhật Khương – Phó khoa Nhiễm với bài chia sẻ “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi”
- BSCK1. Nguyễn Tuyết Mai – Phó khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chia sẻ về “Phòng ngừa lây nhiễm Sởi trong các cơ sở Y tế”
- BSCK1. Nguyễn Phước Trung – Phó phòng KHTH báo cáo tình hình tiếp nhận và điều trị Sởi tại Bệnh viện Nhi đồng
Qua buổi tập huấn một số nội dung được đề cập chủ yếu
- Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, lây truyền qua đường hô hấp với tốc độ lây lan rất cao. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có vắc xin phòng bệnh, vẫn có những đợt bùng phát dịch sởi ở một số khu vực. Việc hiểu rõ về chẩn đoán và điều trị sởi đóng vai trò quan trọng trong công tác y tế công cộng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em.
- Bệnh Sởi có các giai đoạn tiến triển rõ ràng người thân và cha mẹ bé có thể dễ dàng theo dõi tại nhà:
+ Giai đoạn khởi phát thường bắt đầu với các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, mắt đỏ, và đặc biệt là dấu hiệu hạt Koplik (những chấm trắng nhỏ trên nền đỏ ở miệng).
+ Giai đoạn phát ban xuất hiện sau đó vài ngày với ban đỏ mọc từ mặt rồi lan xuống thân và chi.
+ Giai đoạn hồi phục bắt đầu khi ban dần biến mất và bệnh nhân hồi phục.
- Điều trị sởi hiện chủ yếu là hỗ trợ và giảm triệu chứng. Một số biện pháp điều trị hỗ trợ bao gồm:
+ Bổ sung nước và điện giải cho bé để tránh mất nước.
+ Hạ sốt và giảm ho với thuốc, giữ ấm và vệ sinh mắt, mũi, rữa tay thường xuyên
+ Giảm ho và làm dịu đường hô hấp: Có thể dùng các biện pháp tự nhiên như giữ ấm, vệ sinh mũi và họng, hoặc dùng thuốc giảm ho nhẹ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Đeo khầu trang cho trẻ và người thân, rữa tay trước và sau khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ bệnh sởi
+ Việc cách ly người bệnh trong giai đoạn lây nhiễm cũng đóng vai trò quan trọng để giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
+ Bổ sung Vitamin A: Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ biến chứng mắt trong bệnh sởi theo y lệnh của Bác Sĩ
+ Một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc người có hệ miễn dịch yếu, có thể gặp phải các biến chứng như viêm phổi, viêm não hoặc tiêu chảy. người nhà cần phải theo dõi sát.
Phòng Ngừa
Tiêm chủng là biện pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả nhất. Vắc xin sởi được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi.
Kết Luận
Việc nâng cao kiến thức và kỹ năng chẩn đoán, điều trị bệnh sởi là yếu tố cốt lõi trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, nhất là trong bối cảnh dịch sởi có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Các bác sĩ và cán bộ y tế cần nắm vững các biện pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa để đảm bảo chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.