BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG TP CẦN THƠ TỔ CHỨC TẬP HUẤN VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ TAY CHÂN MIỆNG CHO CÁC ĐƠN VỊ TUYẾN TRƯỚC
Vào lúc 13 giờ 30 ngày 07/8/2024 Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ đã tổ chức tập huấn về nội dung trên với sự tham gia của 120 nhân viên Y tế thuộc các bệnh viện Sản, Nhi, các Trung tâm Y tế, Trạm Y tế trong và ngoài TP. Cần Thơ và hơn 250 BS, ĐD KTV … đang làm việc tại Bệnh viện.
- BSCK2. Ông Huy Thanh chủ trì buổi tập huấn
Những nội dung tiêu biểu được chia sẽ tại buổi tập huấn
- BSCK1. Nguyễn Huỳnh Nhật Trường - Trưởng khoa Sốt xuất huyết BVNĐCT chia sẻ về Cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện
- BSCK2. Trần Huỳnh Việt Trang – Trưởng khoa HSTC&CĐ BVNĐCT trình bày Chẩn đoán và điều trị bệnh Sốt xuất huyết Dengue nặng ở trẻ em
- BSCK1. Phan Nhật Khương – Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm BVNĐCT Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Tay chân miệng
- BSCK1. Trần Minh Thành – Phó trưởng khoa HSTC&CĐ BVNĐCT chia sẻ về Chẩn đoán, điều trị bệnh Tay chân miệng nặng ở trẻ em
Buổi tập huấn được tổ chức trong bối cảnh số ca bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết gia tăng đáng lo ngại trong mùa hè này đã nhận được sự quan tâm và tham gia tích cực từ các Y Bác sĩ và nhân viên y tế các tuyến địa phương. Nhiều câu hỏi và tình huống thực tế đã được đưa ra thảo luận, giúp người tham gia có thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó hiệu quả với các bệnh dịch trong cộng đồng góp phần giảm thiểu tình trạng chuyển tuyến chưa phù hợp và nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh Nhi nói chung cũng như điều trị tốt các bệnh mùa dịch.
Lời khuyên dành cho phụ huynh để phòng chống bệnh sốt xất huyết
1. Giữ môi trường sống sạch sẽ: Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, vệ sinh nhà cửa, không để nước đọng và rác thải bừa bãi trong và quanh nhà.
2. Sử Dụng Biện Pháp Phòng Muỗi: Đảm bảo trẻ ngủ trong mùng ngay cả vào ban ngày, mặc quần áo dài, màu sáng để giảm thiểu việc bị muỗi đốt, sử dụng kem chống muỗi và thuốc xịt muỗi …
3. Cải thiện vệ sinh cá nhân cho trẻ
4. Theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ, nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, đau mắt, phát ban, hoặc đau bụng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không tự ý dùng thuốc tại nhà.
Lời khuyên dành cho phụ huynh để phòng chống bệnh sốt xất huyết
1. Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên: Hướng dẫn trẻ rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, và sau khi chơi đùa, giữ sinh cá nhân, cắt móng tay gọn gàng và giữ sạch sẽ.
2. Vệ sinh môi trường sống: Vệ sinh đồ chơi và vật dụng như bàn, ghế, tay nắm cửa, để loại bỏ virus, lau chùi nhà cửa, đặc biệt là các khu vực mà trẻ thường xuyên tiếp xúc.
3. Tránh tiếp xúc với mầm bệnh: Hạn cho trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch nếu không cần thiết.
4. Theo dõi sức khỏe của trẻ: Quan sát các dấu hiệu bất thường như sốt, phát ban, loét miệng, hoặc đau họng. Nếu phát hiện các triệu chứng này, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch,
Phòng chống bệnh Sốt xuất huyết và Tay chân miệng đòi hỏi sự hợp tác của cả gia đình và cộng đồng. Bằng cách thực hiện những biện pháp trên, chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe cho con em mình, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch và biết cách chăm sóc, điều trị hiệu quả.
Tập huấn kết thúc vào lúc 16 giờ 30 cùng ngày.