TIN TỨC BỆNH VIỆN

TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ TRONG MÙA HÈ
[ Cập nhật vào ngày (24/05/2024) ]

Mùa hè đến sau mỗi năm học vất vã của trẻ đã đến gần đó là thời gian trẻ được vui chơi , thư giản cùng gia đình và người thân tuy nhiên bên canh vui chơi thì việc an toàn về sức khỏe trẻ trong thơi gian nghỉ hè đây là điều quan tâm của các bậc cha mẹ, qua buổi tọa đàm “KẾT NỐI Y TẾ” cùng bác sĩ chuyên khoa 2 Ông Huy Thanh Phó Giám đốc bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ và bác sĩ chuyên khoa 1 Danh Thị Mỹ Phương trả lời một số câu phỏng vấn.


1.     Nhưng mùa hè cũng là thời điểm mà các loại dịch bệnh luôn xuất hiện và gây nguy hiểm đến sức khỏe cho các trẻ. Vì sao lại như thế ? 

          Bác sĩ

         Vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường khi nắng khi mưa, độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh         như virus, vi khuẩn... bùng phát.  Và mùa hè cũng là dịp nhiều gia đình đi du lịch, nghỉ dưỡng,  trẻ em thường tham gia các hoạt động cộng đồng hoặc ngoài trời cùng với đó là việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn. Trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh vì sức đề kháng           còn yếu kém

         2. Các trẻ bị ảnh hưởng bởi các tai nạn liên quan đến các hoạt động vui chơi giải trí ngày hè như  đuối nước, điện giật …Các     bậc phụ huynh quan tâm như thế nào?

          Bác sĩ

          Nguyên nhân đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do             sự bất cẩn của gia đình. Cho dù trẻ em không biết bơi lội hay biết bơi lội nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được             sự nguy hiểm của tai nạn.

Phòng tránh đuối nước cho trẻ:

- Không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ

- Không chơi ở những nơi gần sông, hồ… khi không có người lớn

- Không cho trẻ tắm sông, nhảy cầu;

- Trẻ phải mặc áo phao khi tham gia các loại hình giao thông đường thủy

- Cho trẻ làm quen với nước và tập bơi để tránh đuối nước có sự giám sát của bố mẹ

- Gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, hoặc đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

Phòng tránh điện giật cho trẻ:

- Gia đình cần thực hiện an toàn điện, giữ các dây điện và dây kéo dài ra khỏi tầm với của trẻ. Sử dụng ống che dây điện hoặc băng dính cách điện để giữ dây điện gọn gàng và an toàn.

- Đảm bảo rằng trẻ không tiếp xúc với các thiết bị điện khi ướt, như trong lúc tắm hoặc khi đang chạy ngoài trời khi trời mưa.

- Nên dùng các thiết bị điện an toàn như có nắp đậy, ổ cắm, thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện đang sử dụng xem có bị hư hao hoặc chuột cắn hay không. Nếu bạn phát hiện bất kỳ sự cố nào như dây điện hỏng, hãy yêu cầu một thợ điện sửa chữa.

- Giáo dục trẻ không được cho tay vào ổ điện, không chạm vào thiết bị điện khi tay ướt; không để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử khi đang sạc.

- Không để trẻ sử dụng các thiết bị điện tùy ý, cẩn thận khi trẻ nấu cơm, dùng quạt máy, bàn ủi, máy sấy tóc, máy giặt ...

- Khi trời mưa giông, có sấm chớp, không đứng gần cửa sổ, không đứng chỗ cao hoặc đường vắng, đồng ruộng, không đứng duới gốc cây để trú mưa…

- Không trèo lên cột điện, không thả diều trong thành phố

3. Chìa khóa” cho việc phòng ngừa bệnh  mùa hè cho trẻ nằm ở hai vấn đề: giải nóng nhiệt và tăng cường sức đề kháng. Vậy tăng sức đề kháng cho trẻ phải dự vào những yếu tố nào?

 Bác sĩ

- Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ

  - Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của trẻ

- Vận động thường xuyên: cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài để tăng đề kháng tự nhiên, cho bé tham gia các hoạt động thể dục thể thao, nếu là trẻ sơ sinh hãy massage cho trẻ để tăng tuần hoàn máu.


- Vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh: dạy bé thói quen giữ vệ sinh cá nhân, tạo môi trường sống sạch, trong lành cho trẻ và nếu bố mẹ có hút thuốc hãy bỏ thuốc

- Cho bé ngủ đủ

- Hạn chế việc lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ khi chưa thật sự cần thiết hoặc không theo chỉ định của bác sĩ.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp ba mẹ nắm được tình trạng sức khỏe của bé, đặc biệt là sự tăng trưởng về thể chất, tinh thần

4.     Dinh dưỡng là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa hè.vậy các phụ huynh làm thế nào?

Bác sĩ

Một số vitamin A, D, E, B6, B9, B12, C; khoáng chất như kẽm, sắt, đồng, Selen và các acid béo như Omega 3 đã được chứng minh là có vai trò hổ trợ hệ thống miễn dịch của con người và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Vitamin A có nhiều trong: gan đv, dầu cá, các loại rau củ quả có màu đậm.

Vitimin D: gan đv, lòng đỏ trứng, cá béo như cá hồi cá trích, sữa.

Vitamin E: các loại hạt giàu béo, dầu oliu, bông cải xanh, quả bơ.

Vitamin C: trái cây họ cam quýt, rau có màu xanh đậm

Selen: trứng, thịt bò gà, phô mai, nấm

https://www.facebook.com/share/v/gb7PzVc4NB3HNtKg/?mibextid=WC7FNe

                                                               




Tin Khoa Dinh dưỡng

  In bài viết



thông tin


Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

1. Khoa khám bệnh: Khám BHYT đúng tuyến

  • Thời gian:
Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h00 – 11h00; 13h00 – 17h00.
Thứ Bảy: 07h00 – 11h00
  • Địa điểm: Tầng 02, khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.
Số điện thoại: 0292 3 748 304

2.  Khoa khám bệnh thu phí (theo yêu cầu)

 

  • Thời gian: Thứ Hai – Chủ nhật: 07h00 – 21h00, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết.
  • Địa điểm: Tầng 01 - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Lưu ý: Sáng Thứ Bảy và Chủ Nhật: 07h00 – 11h00, chỉ khám Nội khoa và các bệnh về Tai Mũi Họng

Sáng Thứ Bảy: 07h00 – 11h00 có khám ngoại tổng hợp

Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

  • Thời gian:Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h00 – 10h30; 13h00 – 16h30.
  • Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh) - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Thứ 4 hàng tuần. Từ  07h00 – 11h00; 13h00 – 17h00.

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

TÂM LÝ

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh : Chậm nói, Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ

Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 






Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi