Phòng chống dịch COVID 19

TRẺ MẮC COVID-19, CHA MẸ NÊN CHO TRẺ ĂN UỐNG THẾ NÀO ĐỂ NHANH KHỎI?
[ Cập nhật vào ngày (26/04/2022) ]

Khi phát hiện trẻ mắc COVID-19, cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi và xử trí các triệu chứng phù hợp theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế. Đặc biệt, cần lưu ý chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ thật tốt là rất cần thiết để trẻ nhanh hồi phục, đảm bảo sự phát triển thể chất của trẻ.


CHO TRẺ ĂN ĐẦY ĐỦ, CÂN BẰNG DINH DƯỠNG

- Chế độ ăn cho trẻ mắc COVID-19 cần cân đối hàng ngày với 4 yếu tố chính:

Lipid (lipid động vật và lipid thực vật).

Vitamin và khoáng chất.

Thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate).

Protein (protein động vật và thực vật). Trẻ phải ít nhất có 1 bữa ăn trong ngày có cân đối khẩu phần.

- Hàng ngày phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm).

- Cung cấp đủ nước, đặc biệt là nước trái cây tươi.

- Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi uống sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ >2 tuổi 500ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất).

- Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.

- Cho trẻ ăn những món hợp khẩu vị mà trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.

- Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <5% tổng năng lượng ăn vào).

- Hạn chế ăn quá mặn.

- Tránh uống nước ngọt công nghiệp.

THEO DÕI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ

Cha mẹ cần theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ để xác định xem trẻ có khả năng sẽ bị suy dinh dưỡng cấp hay không:

- Theo dõi cân nặng định kỳ cho trẻ, nếu có thể được 3-5 ngày/lần. Nếu trẻ có sụt cân từ 1-2%/1 tuần cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn thích hợp.

- Đánh giá biểu hiện đường tiêu hóa hàng ngày của trẻ như: chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng bởi chúng sẽ làm suy giảm lượng thức ăn và giảm hấp thụ.

- Theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào/ngày. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào <70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế.

NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRẺ THEO LỨA TUỔI

**  Đối với trẻ từ 12-24 tháng tuổi

- Bú mẹ hoặc dùng sữa công thức theo đúng lứa tuổi khi không có sữa mẹ.

- Ngày ăn 3 bữa cháo đặc, mỗi bữa 250ml + hoa quả nghiền: 60ml -100ml.

**  Đối với trẻ từ 2-5 tuổi

Độ tuổi này, nhu cầu năng lượng của trẻ khoảng 1000-1300 Kcal; Protein: 13-20%; Lipid: 30-40% Lượng thực phẩm trẻ dùng trong 1 ngày bao gồm:

Gạo: 130g

Thịt cá: 145g

Hoa quả: 150g

Rau xanh: 150g

Dầu ăn: 20ml

Sữa công thức: 300ml

** Đối với trẻ từ 6-9 tuổi

Nhu cầu năng lượng: 1500-1800 Kcal; Protein:13-20%; Lipid: 25-35%. Lượng thực phẩm trẻ dùng trong 1 ngày bao gồm:

Gạo: 200g

Thịt cá: 190g

Hoa quả: 150g

Rau xanh: 170g

Dầu ăn: 25ml

Sữa công thức: 400ml

** Đối với trẻ từ 10-12 tuổi

Nhu cầu năng lượng: 2000-2100 Kcal; Protein:13-20%; Lipid: 20-30%. Lượng thực phẩm trẻ dùng trong 1 ngày bao gồm:

Gạo: 260g

Thịt cá: 230g

Hoa quả: 160g

Rau xanh: 200g

Dầu ăn: 30ml

Sữa công thức: 500ml

** Đối với trẻ từ 13-15 tuổi

Nhu cầu năng lượng: 2300-2500 Kcal; Protein: 13-20%; Lipid: 20-30%. Lượng thực phẩm trẻ dùng trong 1 ngày bao gồm:

Gạo: 330g

Thịt cá: 290g

Hoa quả: 170g

Rau xanh: 250g

Dầu ăn: 30ml

Sữa công thức: 500ml

CÁCH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BẢO ĐẢM DINH DƯỠNG

Cần đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày với các món ăn hợp khẩu vị, những thức ăn cần được cắt thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm hơn, lỏng hơn so với lúc chưa bị bệnh, thay đổi món ăn và chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp cho quá trình ăn nhai tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn.

-  Hạn chế cách chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, … không có lợi cho người bệnh.

-  Sau khi trẻ đã khỏi bệnh, cần cho trẻ ăn nhiều hơn trong giai đoạn hồi phục ít nhất là 2 tuần để trẻ có thể nhanh chóng trở về tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe bình thường.


BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG TP. CẦN THƠ

Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02923748356

Fax: 02923831031

Email: bvnhidong@cantho.gov.vn


1.http://nhidongcantho.org.vn/Portals/0/Tin%20tuc/TAI-LIEU-hUONG-DAN-DINH-DUONG-DIEU-TRI-NB-COVID-19.2110-QD-BYT-19052020-3.pdf

2. https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/tre-mac-covid-19-cha-me-nen-cho-tre-an-uong-the-nao-e-nhanh-khoi-

3. http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc---su-kien-noi-bat/dinh-duong-giup-tre-phong-ngua-covid-19-va-giam-bien-chung-khi-mac-benh.html

4. https://suckhoedoisong.vn/5-luu-y-quan-trong-ve-che-do-dinh-duong-cho-tre-trong-giai-doan-hau-covid-19-16922031601353614.htm

5. https://bvdaihoccoso2.com.vn/vi/dinh-duong-cho-tre-nho-f0-dieu-tri-tai-nha.html

6. http://www.emro.who.int/nutrition/covid-19/feeding-babies-and-young-children-during-the-covid-19-outbreak.html

7. https://applications.emro.who.int/docs/Child-COVID19-eng.pdf?ua=1&ua=1

8. http://www.emro.who.int/images/stories/nutrition/documents/en_flyer_feeding_babies_and_children_covid_19.pdf?ua=1&ua=1




BS. CK2 . Trương Cẩm Trinh

  In bài viết



thông tin


Tìm kiếm

Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

1. Khoa khám bệnh: Khám BHYT đúng tuyến

  • Thời gian:
Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h00 – 11h00; 13h00 – 17h00.
Thứ Bảy: 07h00 – 11h00
  • Địa điểm: Tầng 02, khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.
Số điện thoại: 0292 3 748 304

2.  Khoa khám bệnh thu phí (theo yêu cầu)

 

  • Thời gian: Thứ Hai – Chủ nhật: 07h00 – 21h00, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết.
  • Địa điểm: Tầng 01 - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Lưu ý: Sáng Thứ Bảy và Chủ Nhật: 07h00 – 11h00, chỉ khám Nội khoa và các bệnh về Tai Mũi Họng

Sáng Thứ Bảy: 07h00 – 11h00 có khám ngoại tổng hợp

Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

  • Thời gian:Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h00 – 10h30; 13h00 – 16h30.
  • Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh) - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

TÂM LÝ

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh : Chậm nói, Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ

Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 



Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi