LỊCH KHÁM BỆNH

1. Khoa khám bệnh: Khám BHYT đúng tuyến

  • Thời gian:
Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h00 – 11h00; 13h00 – 17h00.
Thứ Bảy: 07h00 – 11h00
  • Địa điểm: Tầng 02, khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.
Số điện thoại: 0292 3 748 304

2.  Khoa khám bệnh thu phí (theo yêu cầu)

 

  • Thời gian: Thứ Hai – Chủ nhật: 07h00 – 21h00, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết.
  • Địa điểm: Tầng 01 - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Lưu ý: Sáng Thứ Bảy và Chủ Nhật: 07h00 – 11h00, chỉ khám Nội khoa và các bệnh về Tai Mũi Họng

Sáng Thứ Bảy: 07h00 – 11h00 có khám ngoại tổng hợp

Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

  • Thời gian:Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h00 – 10h30; 13h00 – 16h30.
  • Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh) - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

TÂM LÝ

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh : Chậm nói, Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ

Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 



Hiển thị tin chuyên mục

BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ “CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI”
[ Cập nhật vào ngày (31/10/2024) ]

Trước tình hình bệnh nhi nhiễm sởi tăng lên rõ rệt tại bệnh viện. Nhằm cập nhật lại kiến thức về chẩn đoán, điều trị và chuyển tuyến cho các dơn vị lân cận, các trạm Y tế phường, xã… Ngày 29/10/2024 Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ đã tổ chức tập huấn chuyên đề “ Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi” với hơn 250 khách tham dự là các Bác sĩ, Y sĩ, điều dưỡng ở các tuyến trong qua ngoài thành phố


- Bệnh viện Nhi đồng  vinh dự đón tiếp BSCK2. Nguyễn Thành Lập – Trưởng phòng Nghiệp vụ Y – Sở Y tề TP Cần Thơ đến chủ trì buổi tập huấn

- BSCK1. Phan Nhật Khương – Phó khoa Nhiễm với bài chia sẻ “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi”

- BSCK1. Nguyễn Tuyết Mai – Phó khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chia sẻ về “Phòng ngừa lây nhiễm Sởi trong các cơ sở Y tế”

- BSCK1. Nguyễn Phước Trung – Phó phòng KHTH báo cáo tình hình tiếp nhận và điều trị Sởi tại Bệnh viện Nhi đồng

Qua buổi tập huấn một số nội dung được đề cập chủ yếu

- Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, lây truyền qua đường hô hấp với tốc độ lây lan rất cao. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có vắc xin phòng bệnh, vẫn có những đợt bùng phát dịch sởi ở một số khu vực. Việc hiểu rõ về chẩn đoán và điều trị sởi đóng vai trò quan trọng trong công tác y tế công cộng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em.

- Bệnh Sởi có các giai đoạn tiến triển rõ ràng người thân và cha mẹ bé có thể dễ dàng theo dõi tại nhà:

+        Giai đoạn khởi phát thường bắt đầu với các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, mắt đỏ, và đặc biệt là dấu hiệu hạt Koplik (những chấm trắng nhỏ trên nền đỏ ở miệng).

+        Giai đoạn phát ban xuất hiện sau đó vài ngày với ban đỏ mọc từ mặt rồi lan xuống thân và chi.

+        Giai đoạn hồi phục bắt đầu khi ban dần biến mất và bệnh nhân hồi phục.

- Điều trị sởi hiện chủ yếu là hỗ trợ và giảm triệu chứng. Một số biện pháp điều trị hỗ trợ bao gồm:

+        Bổ sung nước và điện giải cho bé để tránh mất nước.

+        Hạ sốt và giảm ho với thuốc, giữ ấm và vệ sinh mắt, mũi, rữa tay thường xuyên

+        Giảm ho và làm dịu đường hô hấp: Có thể dùng các biện pháp tự nhiên như giữ ấm, vệ sinh mũi và họng, hoặc dùng thuốc giảm ho nhẹ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

+        Đeo khầu trang cho trẻ và người thân, rữa tay trước và sau khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ bệnh sởi

+        Việc cách ly người bệnh trong giai đoạn lây nhiễm cũng đóng vai trò quan trọng để giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

+        Bổ sung Vitamin A: Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ biến chứng mắt trong bệnh sởi theo y lệnh của Bác Sĩ

+        Một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc người có hệ miễn dịch yếu, có thể gặp phải các biến chứng như viêm phổi, viêm não hoặc tiêu chảy. người nhà cần phải theo dõi sát.

Phòng Ngừa

Tiêm chủng là biện pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả nhất. Vắc xin sởi được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi.

Kết Luận

Việc nâng cao kiến thức và kỹ năng chẩn đoán, điều trị bệnh sởi là yếu tố cốt lõi trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, nhất là trong bối cảnh dịch sởi có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Các bác sĩ và cán bộ y tế cần nắm vững các biện pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa để đảm bảo chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

 

 

 




Ngô Thị Cẩm Thi – TTSK Chỉ đạo tuyến

  In bài viết



Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi