TIN TỨC BỆNH VIỆN

PHỎNG VẤN BÁC SĨ: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TÁO BÓN TRẺ EM
[ Cập nhật vào ngày (06/11/2020) ]

THƯA BÁC SĨ, NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO THƯỜNG GẶP LÀM CHO TRẺ BỊ TÁO BÓN Ạ? Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ trong đó được chia thành 2 nguyên nhân chính sau: nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng


Nguyên nhân thực thể:

1       Trẻ bị bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.

2       Bệnh bệnh phình đại tràng bẩm sinh: trẻ mắc bệnh này thường nhẹ cân hơn so với bình thường, chúng cũng có thể bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn. Trẻ mắc bệnh này cần phải mổ, nếu không sẽ dẫn tới biến chứng phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, có thể thủng ruột.

3       Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị táo bón.

4       Các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng táo bón nặng bao gồm các bệnh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các vấn đề về cột sống. Trẻ bị rối loạn thường gặp vấn đề về vận động bao gồm những cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.

Nguyên nhân chức năng bao gồm:

1       Việc trẻ nhịn không chịu đi ngoài là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi trẻ càng nhịn thì phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài hậu quả là trẻ có thể bị táo bón mạn tính.

2       Trẻ sơ sinh thường bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột, đặc biệt là ở những trẻ sơ sinh lần đầu tiên ăn thức ăn đặc. Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ. Nguyên do là việc cai sữa đôi khi khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước.

3       Thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường có phân xanh và cứng.

4       Táo bón cũng hay gặp ở những trẻ bị thiếu nước và mất nước, khi đó cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu trong cơ thể từ thức ăn, đồ uống thậm chí là phân điều đó vô tình lại khiến phân trở nên rắn và khô.

5       Ngoài ra chế độ ăn thiếu chất xơ cũng gây nên táo bón. Chất xơ từ những loại rau, củ quả góp phần làm tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn.

TRẺ LỚN THÌ BIẾT ĐƯỢC MÌNH BỊ TÁO BÓN, NHƯNG TRẺ NHỎ THÌ KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC, NHƯ VẬY DẤU HIỆU NÀO THỂ HIỆN CON, EM MÌNH BỊ TÁO BÓN Ạ?

Mỗi bé có nhịp độ đi tiêu riêng. Tuy nhiên có thể nhận biết táo bón dựa trên các dấu hiệu sau: 

1       Đi tiêu ít hơn bình thường.

2       Chán bú, chướng bụng, đau bụng.

3       khóc khi đi tiêu.

4       Phân khô, cứng hơn so với bình thường.

5       Phân có thể lẫn máu do nứt hậu môn. 

6       Phân có mùi khó chịu.

7       Đái rắt, nhiễm trùng tiết niệu. 

8       Són phân lỏng.

9       …..

NHỮNG HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG CỦA TÁO BÓN VỚI TRẺ LÀ GÌ Ạ?

v Biến chứng thường gặp trong chứng táo bón ở trẻ

1  Đại tiện máu

phân khô, rắn, bề mặt khuôn phân gồ ghề. Khi đi đại tiện, phân sẽ trà sát lên niêm mạc ống hậu môn trực tràng có thể gây xước chảy máu. Mức độ chảy máu phụ thuộc vào độ rắn, độ sắc của phân, độ bền vững của niêm mạc và khoảng thòi gian giữa các lần tiếp xúc. Lúc đầu có thể ở dạng thấy vệt máu trên giấy vệ sinh. Nặng hơn có thể thấy máu theo phân. Nặng hơn nữa có thể có máu nhỏ giọt hoặc máu thành tia.

2  Nứt kẽ hậu môn

Đây là tình trạng đau đớn nhất do táo bón gây ra. Phân lâu ngày tích trữ trong đại trực tràng, to dần và rắn chắc. Khối phân lớn hơn độ dãn nở của ống hậu môn có thể dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn. Khi gặp biến chứng này trẻ không chỉ đại tiện máu mà còn rất đau đớn. Cảm giác đau đớn này kéo dài và dai dẳng ở những lần đi đại tiện tiếp theo.

Đau đớn khi đi ngoài

Đau đớn chính là cảm giác tạo nên cái vòng luẩn quẩn của chứng táo bón ở trẻ. Vì bị táo bón nên trẻ đau khi đi đại tiện. Chính vì sợ cảm giác đau mà trẻ sợ đi đại tiện, thường nhịn đi đại tiện ngay cả khi có nhu cầu. Việc nhịn đi đại tiện lâu ngày dẫn đến chứng táo bón. Vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại không có hồi kết.

Đau bụng vùng dưới rốn

Phân không được đào thải ra ngoài, ứ đọng trong đại trực tràng khiến trẻ bị đau bụng dưới rốn. Nếu trẻ đau nhiều thì có thể trẻ gặp tình trạng bán tắc ruột do “u phân’ gây ra.

Trĩ nội, trĩ ngoại

Trĩ nội, trĩ ngoại là biến chứng thường gặp ở những người bị táo bón thậm chí là nhiều. Đây là hậu quả của tăng áp lực ổ bụng khi rặn. Các búi trĩ căng lên và giãn to ra. Lâu dần lại dẫn đến tình trạng đại tiện máu cho chảy máu búi trĩ.

Viêm ống hậu môn trực tràng

Khối phân lớn, khô rắn dễ gây tổn thương niêm mạc, hậu môn trực tràng. Điều nằy làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, áp xe hậu môn, rò hậu mộn.

Tắc ruột

Khối “u phân’ có thể gây tình trạng tắc ruột ở trẻ em. Tắc ruột đặc trưng bởi cơn bụng liên tục, không trung tiện được. Có dấu hiệu “rắn bò” và sờ được khối rắn ở vùng góc đại tràng trái. Tắc ruột là một biến chứng cấp cứu ngoại khoa. Các bậc cha mẹ nên thường xuyên kiểm trẻ bụng trẻ để kịp thời phát hiện tình trạng tắc ruột.

 v Hậu quả:

  Phát triển không đồng đều về trí tuệ và thể chất

Khi trẻ bị táo bón, trẻ thường hay bỏ bữa, biếng ăn. Giảm hấp thu dưỡng chất, vitamin và chất khoáng. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khiến trẻ chậm phát triển về thể chất và trí tuệ hơn so với trẻ bình thường.

2  Chứng sợ ăn

Mỗi khi ăn vào lại nghĩ đến việc ăn xong sẽ phải đi vệ sinh. Điều này khiến nhiều trẻ bị ám ảnh, sợ ăn. Bên cạnh đó việc ăn vào nhưng không đi đại tiện được thường gây cảm giác đầy chướng bụng. Kết hợp cả 2 nguyên nhân tạo ra chứng sợ ăn ở cả trẻ em và người lớn mắc chứng táo bón.

3  Tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn trực tràng

Phân ở trẻ bị táo bón thường khô, cứng với lượng độc tố cao trong đó có chất gây ung thư acid deoxycholic, acid lithocholic… Việc phân nằm lâu trong đại tràng làm tăng thời gian tiếp xúc giữa các chất gây ung thư và niêm amcj đại tràng. Mặc dù tình trạng này thường gặp ở người lớn. Tuy nhiên chưa thể khẳng định được trẻ em là đối tượng loại trừ.

4  Tăng nguy cơ bị biến chứng ở những trẻ có bệnh lý mạn tính

Ở nững trẻ bị hen, bị thoát vị bẹn, thoát vị hoành, việc táo bón thường xuyên khá nguy hiểm. Mỗi lần táo bón, trẻ rặn sẽ tăng áp lực ổ bụng, tăng nguy cơ thoát vị ở trẻ thoát vị bẩm sinh. Thêm vào đó việc rặn khi đi đại tiện khiến nhiều trẻ hẹn bị khởi phát cơn khó thở cấp tính.

5  Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa

Phần lớn những trẻ bị táo bón thường dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm đại tràng, rối loạn nhu động ruột, rối loạn tiêu hóa

6   Suy kiệt

Suy kiệt, suy dinh dưỡng là hậu quả của táo bón ở trẻ. Điều này có lẽ không cần bàn cãi. Việc táo bón thường xuyên lâu ngày, không được điều trị sẽ dẫn đến việc trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, gầy còm, thiếu máu. Việc phân ú đọng lâu trong đại tràng gây tình trạng nhiễm độc mạn tính ở trẻ.

Trên đây là những biến chứng nguy hiểm và hậu quả của táo bón ở trẻ. Các bậc phụ huynh nên lưu tâm đến tình trạng đại tiện của con nhỏ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể sảy ra. Cũng cần đặc biệt lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ táo bón cũng như chế độ tập luyện cho trẻ. Cha mẹ nên chủ động phòng bệnh táo bón cho trẻ trước khi trẻ bị bệnh, đó là cách tốt nhất để phòng tránh các biến chứng và hậu quả nghiêm trọng của táo bón ở trẻ.

BÁC SĨ CÓ THỂ CHO KHÁN GIẢ BIẾT VIỆC ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA TÁO BÓN Ở TRẺ NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH Ạ?

1       Không nên bỏ bữa, ăn uống đúng giờ sẽ giúp bé đi vệ sinh đúng giờ. 

2       Dạy trẻ lắng nghe cơ thể mình và đi vệ sinh khi có tín hiệu.

3       Yêu cầu bé đi tiêu vào thời gian cố định, chẳng hạn sau bữa sáng hoặc sau bữa tối hàng ngày. Thông thường cơ thể gửi tín hiệu mót tiêu tới não 15-20 phút sau bữa ăn, tập cho trẻ đi vệ sinh vào các thời điểm này là cách rất tốt để luyện cho ruột đáp ứng với tín hiệu mót tiêu. Trẻ đang trong giai đoạn tập ngồi bô cần tập 5-10 phút mỗi ngày sau mỗi bữa ăn.

4       Cho bé đủ thời gian để không phải vội vã. Biến giờ đi tiêu trở thành trò vui vẻ, với những phần thưởng nho nhỏ, chẳng hạn đọc cho bé câu chuyện yêu thích hay cho bé chơi trò thổi bong bóng xà phòng sau khi đi vệ sinh.

5       Nếu bé kêu đau khi đi tiêu thì nên yêu cầu bé dừng lại và thử đi vào một lúc khác.

6       Ngăn chặn hành vi nín tiêu của bé.

7       Động viên bé hoạt động nhiều để tăng nhu động ruột. Với trẻ nhỏ có thể áp dụng các bài tập mát xa bụng, vận động chân và ngâm mình trong bồn nước ấm. 

8       Thường xuyên cho bé uống nước; tránh uống quá nhiều sữa, nước quả.

    9.      Thêm nhiều chất xơ sẽ giúp bé duy trì thói quen đi vệ sinh, nhưng điều này chỉ có tác dụng khi táo bón đã được xử lý.

 

 




Tin: TTSKBVNĐCT- BSCK2 Trương Cẩm Trinh

  In bài viết



thông tin


Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

KHOA KHÁM BỆNH (KHÁM BHYT ĐÚNG TUYẾN)

Từ thứ hai đến thứ sáu
Sáng: 07h00 – 11h00
Chiều: 13h00 – 17h00
Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh
Số điện thoại: 0292 3 748 304

KHOA KHÁM BỆNH THU PHÍ

Thứ 2 đến Thứ 6: Làm việc 24/24, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
Thứ 7, Chủ nhật: 
Sáng thứ 7 từ 7h đến 11h có khám BHYT đúng tuyến.
+ Thứ 7 và chủ nhật chỉ khám nội khoa và các bệnh về Mắt, Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt
Địa điểm: Tầng 01
Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 07h00 – 10h30

Chiều: 13h00 – 16h30

Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh)

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU + TÂM LÝ

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh lý về: Vận động, phục hồi chức năng,..

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Sáng: 07h00- 11h00; Chiều: 13h00 - 17h00

Khám tâm lý: Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ, chậm nói...

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 - 02923.748.330.



Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi