TIN TỨC BỆNH VIỆN

PHỎNG VẤN BÁC SĨ MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ HỆ LỤY TỪ VIỆC “CHỐNG” VACCINE
[ Cập nhật vào ngày (10/07/2020) ]

Mặc dù nước ta đã công bố khống chế được bệnh bạch hầu vài năm nay, nhưng một số nơi lại xuất hiện những ổ dịch mới, qua khảo sát, bệnh xuất hiện nhiều ở vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp.


     Dù nhiều người đã ý thức được vắc xin có thể giúp ngăn ngừa không ít căn bệnh nguy hiểm, nhưng tình trạng tẩy chay vắc xin vẫn còn diễn ra trong một bộ phận người dân. Trên mạng xã hội, không ít những nhóm, hội được lập ra, tập hợp các thành viên có cùng quan điểm anti-vắc-xin. Điều nguy hiểm là những thông tin sai lệch được truyền bá nhắm tới những bà mẹ có con nhỏ.

1. TẠI SAO PHỤ HUYNH TẨY CHAY VẮC XIN?

Thời gian gần đây rộ lên tình trạng nói không với vaccin xuất hiên ở các bà mẹ. Nhiều người nói hạn chế tiêm vaccin để con tránh tự kỉ, hoặc lập luận là để cho hệ miễn dịch của trẻ tự hoạt động, hay tiêm vaccin gây nguy hiểm đến tinh mạng, sức khỏe cho trẻ em…... thậm chí trên mạng còn lập nhiều fanpage  với hàng nghìn thành viên có nội dung  ủng hộ việc không tiêm vaccin, với những thông tin sai lệch, với mục đích không tốt, gây hoang mang cho các bà mẹ có con nhỏ…….

Những tháng gần đây BVNĐCT tiếp nhận nhiều trường hợp  bệnh sởi, viêm não màng não,viêm não nhật bản và khi hỏi là cháu có chích ngừa không thì đa số phụ huynh đều lắc đầu. Có 80% bệnh nhi mắc bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, viêm não do không chích ngừa.

2.  CẢNH BÁO HỆ LỤY NẾU KHÔNG TIÊM VẮC XIN?

Việc bài trừ vắc-xin không chỉ làm giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ, mà còn kéo giảm sức miễn dịch của cả cộng đồng. Tỷ lệ người được tiêm ngừa vắc-xin càng thấp, dễ dẫn đến phát tán mầm bệnh, làm lây nhiễm cho những người xung quanh, khiến lá chắn phòng dịch biến mất, tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn, virus biến thể, dẫn đến những biến chứng khó lường trong quá trình điều trị. Bệnh bạch hầu trở lại hiện nay ở nhiều nơi chính là lời cảnh báo nóng hổi.

Dựa vào suy nghĩ không chích ngừa mà vẫn khỏe mạnh, nhiều người nói không với vắc xin, nhưng theo bác sĩ…,  đó là do may mắn khi cộng đồng xung quanh khỏe mạnh. Còn nếu tới vùng có dịch hoặc tiếp xúc với mầm bệnh, chắc chắn họ sẽ mắc bệnh. Tâm lý từ chối vacxin chính là đi ngược với sự tiến bộ của y học.

3. VÌ SAO NÊN TIÊM VACXIN ĐẦY ĐỦ CHO CON?

Bản chất việc tiêm chủng là sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó, là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại. Khoảng 85%-95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh và đương nhiên sẽ không bị chết hay di chứng do bệnh dịch gây ra.

Để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ không được tiêm chủng, tiêm không đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ. Trong quá trình thực hiện tiêm chủng thời gian qua cũng có một số nơi, một số thời điểm tỷ lệ tiêm chủng thấp và dịch bệnh nghiêm trọng đã xảy ra như dịch sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản… cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em. Điều này càng cho thấy nếu trẻ em không được tiêm chủng thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng. Chính vì vậy các bậc cha mẹ, vì sức khoẻ của con em mình hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) và cả những vắc xin chưa có trong chương trình TCMR. Hãy coi việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và toàn xã hội.

4. NHỮNG LOẠI VẮC XIN NÀO MÀ NGÀNH Y TẾ KHUYẾN CÁO CÁC BẬC PHỤ HUYNH CẦN TIÊM CHO CON?

Tiêm vaccin là phương pháp hữu hiệu nhất để bv tre em và giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Việc tiêm chủng đầy đủ , đúng lịch, đúng phác đồ, trẻ em sẽ được bảo vệ toàn diện khỏi những bệnh dịch nguy hiểm có nguy cơ lấy nhiễm.

Vaccin được Bộ Y Tế khuyến cáo tiêm cho trẻ:

Lao, VGSVB, Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt , viêm phồi – viêm màng não do HIB, tiêu chảy do rotavirus, phế cầu, cúm, sởi, Rubella, viêm não mô cầu, viêm não nhật bản, quai b, thủy đậu, VGSVA, thương hàn….

5. TIÊM NHIỀU LOẠI VẮC XIN CÙNG MỘT LÚC CÓ LÀM TĂNG NGUY CƠ KHIẾN TRẺ BỊ ỐM, SỐT HAY QUÁ TẢI HỆ MIỄN DỊCH HAY KHÔNG?

Tiêm phòng nhiều mũi cùng một lúc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn giúp cho trẻ phòng bệnh sớm và hiệu quả.

Chích nhiều mũi cùng một lúc giúp bảo vệ trẻ tốt hơn, giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian, giúp cha mẹ tiết kiệm chi phí.

 Cha mẹ hoàn toàn yên tâm bởi các nghiên cứu khoa học đã chứng minh không có hại. Tiêm đồng thời các vacin sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch và phản ứng phụ tương đương với từng loại vaccin, các chuyên gia cũng khẳng định không ghi nhận tác dụng phụ như sốt cao, gia tăng quấy khóc hay gia tăng, hay suy giảm miễn dịvh , quá tải hệ miễn dịch ở trẻ chích nhiều ,mũi cùng một lúc.

 Tuy nhiên các phụ huynh cần tuân thủ chặt chẽ lịch tiêm và được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa và trẻ  được tiêm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể.

6. CÓ NÊN XÉT NGHIỆM TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG KHÔNG ?

Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm tạo nên miễn dịch bền vững cho trẻ trước những bệnh truyền nhiễm.

Tuy nhiên một số phụ huynh quên lịch tiêm chủng của trẻ hoặc đã tiêm vaccin nhưng không sinh ra đáp ứng miễn dịch cần thiết thì cần xét nghiệm miễn dịch trong tiêm chủng để bác sĩ xem xét lại.

Còn các trường hợp khác thì cần khám sàng lọc trước tiêm , để quyết định được tiêm hay không? trường hợp nào là chống chỉ định hay tạm hoãn.

7. NHỮNG BIỂU HIỆN NÀO SAU TIÊM CHỦNG LÀ BẤT THƯỜNG, KHI NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ?

Trẻ nên được theo dõi tại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm.

Sau tiêm chủng trẻ có thể có phản ứng của trẻ thường nhẹ: trẻ có thể sốt nhẹ, bú út, quấy khóc,

Trường hợp nặng sau tiêm thường hiếm gặp, nhưng cần theo dõi sát. Biểu hiện nặng sau tiêm chủng:

+         Bứt rứt, quấy khóc nhiều, không đáp ứng thuốc giảm đau hạ sốt thông thường.

+         Lừ đừ, bỏ bú.

+         Sốt cao ≥ 39°C.

+         Co giật.

+         Chân tay lạnh, tím tái.

+         Khó thở, rút lõm lồng ngực.

+         Sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm.

Khi có một trong số những biểu hiện trên cha mẹ cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện.

https://www.youtube.com/watch?reload=9&v=E8YLXdU3Jtw&feature=share




Tin: TTSK khoa khám - BVNĐCT

  In bài viết



thông tin


Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

KHOA KHÁM BỆNH (KHÁM BHYT ĐÚNG TUYẾN)

Từ thứ hai đến thứ sáu
Sáng: 07h00 – 11h00
Chiều: 13h00 – 17h00
Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh
Số điện thoại: 0292 3 748 304

KHOA KHÁM BỆNH THU PHÍ

Thứ 2 đến Thứ 6: Làm việc 24/24, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
Thứ 7, Chủ nhật: 
Sáng thứ 7 từ 7h đến 11h có khám BHYT đúng tuyến.
+ Thứ 7 và chủ nhật chỉ khám nội khoa và các bệnh về Mắt, Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt
Địa điểm: Tầng 01
Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 07h00 – 10h30

Chiều: 13h00 – 16h30

Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh)

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU + TÂM LÝ

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh lý về: Vận động, phục hồi chức năng,..

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Sáng: 07h00- 11h00; Chiều: 13h00 - 17h00

Khám tâm lý: Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ, chậm nói...

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 - 02923.748.330.



Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi