TIN TỨC BỆNH VIỆN

TƯ VẤN “ĐIỀU TRỊ HEN SUYỄN Ở TRẺ EM”
[ Cập nhật vào ngày (29/03/2024) ]

Để phần nào giúp các bậc phụ huynh yên tâm trong điều trị Hen. Vừa qua VTV Cần Thơ đã mời các chuyên gia y tế để tư vấn cho quí khán giả “ĐIỀU TRỊ HEN SUYỄN Ở TRẺ EM”. Bác sĩ CKII Ông Huy Thanh – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ và Bác sĩ CKII Trương Cẩm Trinh – Trưởng Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ đã có buổi giao lưu, và trả lời các câu hỏi thắc của quý phụ huynh.


HEN SUYỄN VÀ HEN PHẾ QUẢN KHÁC NHAU HAY GIỐNG NHAU?     

Hen suyễn và hen phế quản giống nhau. Đây là bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi đường thở bị viêm nhiễm, sưng phù, tiết dịch nhầy, co thắt khi gặp các chất kích thích gây cản trở không khí đi vào phổi khiến bệnh nhân bị thiếu oxy, khó thở. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: ho, nặng ngực, khó thở, khò khè...

HEN SUYỄN THƯỜNG XẢY RA Ở MỌI LỨA TUỔI, NHƯNG VÌ SAO TRẺ EM LẠI BỊ NHIỀU VÀ PHỔ BIẾN

Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen cũng cao gấp đôi người lớn (ước tính là 10% so với 5%) theo Tổ chức Y tế Thế giới. Mặc dù bệnh hen suyễn có thể phát triển ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh thường bắt đầu ở thời thơ ấu, đặc biệt là trong 5 năm đầu đời.Những năm gần đây, hen trẻ em có xu hướng tăng lên, cứ 20 năm tỷ lệ hen trẻ em tăng lên 2-3 lần. Do trẻ em hệ miễn dịch chưa hoàn chình và đường thở ngắn nên dễ bị mắc nhiễm khuẩn hô hấp là một trong các yếu tố khởi phát hen.

NHỮNG DẤU HIỆU NÀO CHO BIẾT TRẺ BỊ LÊN CƠN HEN SUYỄN?

Những triệu chứng báo hiệu trẻ có cơn hen cấp, cha mẹ cần chú ý:

  - Khó thở: Trẻ có thể có cảm giác khó thở hơn khi thở ra hoặc cả khi hít vào, khi trẻ ngồi để thở sẽ giúp dễ thở hơn. Khó thở tăng lên có thể làm trẻ vã mồ hôi, da tái, nói câu ngắn hoặc từng từ…

- Khò khè: Dấu hiệu của co thắt và hẹp đường dẫn khí, cha mẹ có thể nghe thấy tiếng khò khè của trẻ khi thở ra hoặc cả khi hít vào. Nếu trẻ xuất hiện khò khè cả 2 thì, trẻ đang trong tình trạng nặng.

- Ho: Ho khan là chủ yếu, thường vào nửa đêm về sáng hoặc tiếp xúc với dị nguyên hoặc khi gắng sức. Có thể ho đàm, đàm trắng hoặc trong suốt và khó thở khi ho.

- Cảm giác tức ngực: Trẻ có cảm giác nặng ngực, đau trong vùng ngực do sự co thắt phế quản.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HEN SUYỄN Ở TRẺ?

Hen phế quản ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hoặc phối hợp giữa nhiều yếu tố nguy cơ.

- Trong đó, nhiễm virus: Đây là nguyên nhân hàng đầu, chiếm 85% các trường hợp cơn hen cấp có các loại virus phổ biến như: Rhinovirus, Influenza, Coronavirus, virus hợp bào hô hấp RSV…

- Môi trường: Thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hoặc hít phải phấn hoa, khói thuốc lá, khí than tổ ong cũng là nguyên nhân gây hen phế quản ở trẻ.

  - Di truyền: Bố mẹ có tiền sử hen phế quản thì con có nguy cơ cao mắc bệnh này

CÁCH XỬ TRÍ KHI TRẺ LÊN CƠN HEN?

Khi trẻ xuất hiện cơn hen cấp, đường thở sẽ tăng tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết đàm nhầy, có thể gây giảm Oxy trong máu, dẫn đến thiếu máu não và bị ngất, mất ý thức…và có thể tử vong. Do đó cha mẹ cần ngay lập tức cải thiện nhanh nhất tình trạng thiếu Oxy và ứ đọng CO2 trong máu, đảm bảo các bộ phận trong cơ thể như não, tim, hoạt động bình thường, đồng thời hồi phục tình trạng tắc nghẽn đường thở dưới theo hướng dẫn sau:

- Bước 1: Đặt trẻ ngồi xuống ở tư thế thoải mái hướng về phía trước là tốt nhất, trấn an trẻ, hướng dẫn trẻ thở sâu và chậm.

- Bước 2: Dùng thuốc cắt cơn hen như Salbutamol. Với trẻ dưới 5 tuổi, xịt 2 nhát qua buồng đệm hoặc 2,5mg khí dung. Với trẻ trên 5 tuổi, xịt 4 -10 nhát qua buồng đệm hoặc 5 mg khí dung. Sau đó đánh giá lại tình trạng của trẻ sau dùng thuốc.

- Bước 3: Nếu cơn hen vẫn không thuyên giảm thì có thể lặp lại thêm 2 lần xịt thuốc nữa cách nhau 20 phút giữa các lần. Cha mẹ cần liên hệ với bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có 1 trong các biểu hiện sau: trẻ bị khó thở nặng; triệu chứng không giảm ngay khi dùng thuốc cắt cơn dạng hít; thời gian thuyên giảm của triệu chứng ngắn đi giữa những lần dùng thuốc cắt cơn

HEN NỘI SINH VÀ HEN NGOẠI SINH LÀ NHƯ THẾ NÀO?

- Hen ngoại sinh thường khởi phát do các dị nguyên của môi trường bên ngoài như: phấn hoa, lông súc vật, bọ nhà. Khi tiếp xúc với các dị nguyên này sẽ làm khởi phát một phản ứng dị ứng, gây ra các triệu chứng của bệnh hen phế quản. Phản ứng dị ứng thường liên quan với IgE vì vậy gọi là hen cơ địa dị ứng. Hen trẻ em thường là hen ngoại sinh.

- Hen nội sinh: cơn hen xuất hiện khi đường hô hấp bị nhiễm khuẩn. Do bệnh nhân tự bộc phát bệnh hen và không liên quan đến yếu tố di truyền, xuất hiện ở người không có cơ địa dị ứng Không có sự khác biệt giữa hen nội sinh và hen ngoại sinh về tổn thương mô bệnh học đường thở và sự đáp ứng với liệu pháp corticoid trong điều trị.

  “SUYỄN GIẤU MẶT” LÀ GÌ?

Suyễn được định nghĩa là viêm phế quản mãn tính, và đường thở trở nên mẫn cảm với các yếu tố kích thích ( yếu tố khởi phát) như sự thay đổi thời tiết, bụi, chất mùi lạ, nhiễm trùng, siêu vi, cảm xúc, gắng sức…. Các yếu tố này kích thích làm khởi phát tình trạng co thắt đường thở làm bé trở nên ho, khò khè, và nặng hơn thì có thể khó thở. Và tùy mức độ mẫn cảm của đường thở theo từng thời điểm cũng khác nhau, và ngay cả trên cùng một người cũng khác nhau. Trên cùng một  bé bị suyễn, có thể đợt này bị suyễn với biểu hiện khò khè nhưng lần sau vào sẽ biểu hiện bằng khó thở… Và ở các trẻ suyễn cũng khác nhau như có những trẻ suyễn thường được biểu hiện chỉ luôn bằng những cơn khò khè mà thôi. Nhưng có những trẻ suyễn chỉ luôn biểu hiện bằng ho và ho dai dẳng mà không hề có khó thở , lúc này các thầy thuốc gọi là suyễn dạng ho hay suyễn giấu mặt.

VIỆC KIỂM SOÁT HEN ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

- Mục tiêu của việc điều trị hen ở trẻ nhỏ là kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì hoạt động bình thường của trẻ, giảm nguy cơ diễn tiến xấu trong tương lai (giảm nguy cơ xuất hiện cơn hen cấp, đảm bảo chức năng hô hấp và quá trình phát triển của phổi), giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.

Nhóm đối tượng điều trị dự phòng do BS quyết định:

Bậc 2 trở lên.

Hen kiểm soát một phần/ không kiểm soát.

Khò khè ≥1 lần/ tuần.

+   Thức giấc do khò khè ≥2 lần/ tháng.

+   Mỗi ngày phải dùng thuốc cắt cơn.

+   Có cơn hen nặng/ nguy kịch vào hồi sức

 - Việc điều trị trước đó có thể mang lại kết quả kiểm soát tốt, kiểm soát một phần hoặc không kiểm soát được triệu chứng bệnh. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đánh giá để điều chỉnh kế hoạch điều trị hen phù hợp cho trẻ phù hợp

KIỂM SOÁT HEN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG

- Hiện tại Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ có phòng khám Hen Ngoại trú quản lí trên 300 bệnh nhi khám vào chiều thứ 4 hàng tuần do các BS chuyên khoa hô hấp điều trị. Có tổ chức câu lạc bộ nói chuyện về hen mỗi quý 1 lần để chia sẽ những kiến thức về điều trị hen

- Nếu hen phế quản không điều trị sớm, để lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: xẹp phổi, tràn khí màng phổi, suy hô hấp dẫn đến nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

- Điều trị bệnh hen không giúp chữa khỏi được bệnh hen. Tuy nhiên, điều trị bệnh hen giúp kiểm soát tốt bệnh hen: giúp người bệnh hen không có triệu chứng hen và giúp bệnh hen không diễn biến nặng hơn.

- Với sự tiến bộ của y học hiện nay bệnh hen được điều trị với các loại thuốc an toàn và có thể kiểm soát được, nghĩa là bệnh nhân có thể trở về cuộc sống bình thường học tập, làm việc...

- Khi nghi ngờ con bị Hen nên đến khám tại khoa khám Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ Tại đây trẻ sẽ được khám và chỉ định đo chức năng hô hấp nếu cần thiết. trường hợp đã xác định Hen cần dự phòng, BS sẽ hướng dẫn gia đình vể, thời gian tái khám , hướng dẫn sủ dụng thuốc  kiểm soát Hen cụ thể từng trường hợp cụ thể.

SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ

- Khi trẻ đã được chẩn đoán Hen. BS tại khoa khám sẽ tùy trường mà bác sĩ  sẽ chỉ định thuốc và hướng dẫn các dấu hiệu lên cơn hen cấp và xử trí khi lên cơn hen cấp, thuốc cắt cơn .

- Thuốc cắt cơn hen thường dùng là thuốc chủ vận beta 2, có khả năng khởi phát nhanh, giúp giảm nhanh các triệu chứng của cơn hen suyễn. Tất cả những người mắc bệnh hen suyễn nên được khuyến khích mang theo thuốc cắt cơn hen bên cạnh mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, thuốc cắt cơn hen chỉ nên được sử dụng khi cần thiết để giảm các triệu chứng và dùng ở liều thấp nhất với tần suất cần thiết. Do đó, loại thuốc được lựa chọn nên là các chất chủ vận beta 2 dạng hít tác dụng ngắn và thường có sẵn tại các nhà thuốc mà không cần toa bác sĩ.

- Cơ chế của thuốc cắt cơn hen là làm giãn phế quản một cách nhanh chóng bằng cách làm  giãn các cơ vòng xung quanh đường thở và cải thiện luồng khí lưu thông. Qua đó, người bệnh sẽ thấy bớt khó thở, khò khè. Các loại thuốc chủ vận beta 2 tác dụng ngắn được sử dụng làm thuốc cắt cơn hen là salbutamol

- Điều trị ban đầu như sau:

Xịt 4 nhát -6 nhát salbutamol 200mcg, có thể lặp lại sau mỗi 20 phút x 3 lần

Đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt sau liều xịt thứ 2

Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu trẻ khó thở nhiều.

BS. CK2 ÔNG HUY THANH KẾT LUẬN

Hen suyễn là bệnh lý hô hấp kéo dài và khó điều trị dứt điểm.

- Hen suyễn khiến trẻ phải thường xuyên nghỉ học, nhập viện để điều trị, thậm chí phải cấp cứu trong nhiều trường hợp cấp tính. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, mà còn gây tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc.

- Do đó, việc thăm khám, chẩn đoán hen suyễn kịp thời từ đó đưa ra liệu trình điều trị hiệu quả cho người bệnh là rất quan trọng.

Khám hen tại Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ vào chiều thứ 4 hàng tuần (Đo chức năng hô hấp liên hệ số Điện thoại: 02923748321 hoặc 02923748377).

 




Tin. BS CK2. Trương Cẩm Trinh

  In bài viết



thông tin


Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

KHOA KHÁM BỆNH (KHÁM BHYT ĐÚNG TUYẾN)

Từ thứ hai đến thứ sáu
Sáng: 07h00 – 11h00
Chiều: 13h00 – 17h00
Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh
Số điện thoại: 0292 3 748 304

KHOA KHÁM BỆNH THU PHÍ

Thứ 2 đến Thứ 6: Làm việc 24/24, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
Thứ 7, Chủ nhật: 
Sáng thứ 7 từ 7h đến 11h có khám BHYT đúng tuyến.
+ Thứ 7 và chủ nhật chỉ khám nội khoa và các bệnh về Mắt, Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt
Địa điểm: Tầng 01
Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 07h00 – 10h30

Chiều: 13h00 – 16h30

Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh)

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU + TÂM LÝ

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh lý về: Vận động, phục hồi chức năng,..

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Sáng: 07h00- 11h00; Chiều: 13h00 - 17h00

Khám tâm lý: Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ, chậm nói...

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 - 02923.748.330.



Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi