TIN TỨC BỆNH VIỆN

BÁC SĨ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
[ Cập nhật vào ngày (16/11/2022) ]


─  Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra (coxsackievirus A16 và enterovirus 71).

─  Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối có thể kèm theo sốt.

─  Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường trội lên vào tháng 3-5 và tháng 9-12.

─  Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.

KHI NÀO NGHI NGỜ TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG?

─  Triệu chứng ban đầu

Sốt nhẹ khoảng 38-38,5 độ C

Mệt mỏi

Đau họng

Biếng ăn

Tiêu chảy

Khoảng  80% trẻ biếng ăn và đau họng.

─  Sau 12-36 giờ, xuất hiện ban ở tay, chân và miệng .

 

TỔN THƯƠNG DA VÀ NIÊM MẠC TRONG TAY CHÂN MIỆNG NHƯ THẾ NÀO?

─  Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

─  Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

 

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG THỰC SỰ NGUY HIỂM THẾ NÀO?

─ Phần lớn bệnh lành tính và tự hết.

─ Nhiễm coxsackievirus A16 chỉ có 4% gây biến chứng, còn nhiễm enterovirus 71 thì 32% gây biến chứng và 1,7% bị chết.

─ Bệnh xảy ra đầu tiên ở Úc năm 1956 sau đó xảy ra dịch rải rác khắp nơi mỗi 3 năm (như Ấn Độ, Brunei, Mã Lai, Mông Cổ, Nhật, Singapore, Trung Quốc và Úc).

─ Bệnh phát dịch ở Việt Nam từ năm 2003. Số mắc và số chết các năm 2007, 2008 và 2009 lần lượt là 5.719 và 23, 10.958 và 25, 10.632 và 23; phần lớn xảy ra ở phía nam.

─ Tỷ lệ tử vong: 0,2%-0,4%.

 

KHI NÀO THÌ ĐƯA TRẺ BỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG ĐẾN BỆNH VIỆN?

─ Sốt từ 39 độ C trở lên hoặc kéo dài từ 48 giờ trở đi

─ Nôn ói

─ Ngủ giật mình chới với

─ Quấy khóc, bứt rứt

─  Ngủ lịm

─  Cơ co giật (lúc mới ngủ)

─  Chân tay múa máy, quờ quạng (lúc mới ngủ) hoặc đi loạng choạng.

─  Mắt đảo vòng (lúc mới ngủ).

─  Chân, tay yếu.

─  Thở khó khăn/thở nhanh (giai đoạn muộn).

─  Da nổi vằn (giai đoạn muộn).

CÁCH CHĂM SÓC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI NHÀ

─  Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu.

─  Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng muỗng mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa,  không cho ăn uống đồ có vị chua hoặc có gia vị.

─  Súc miệng bằng nước muối ấm (1/2 muỗng canh muối hòa trong 200 ml nước ấm) nếu trẻ súc được.

─  Chỉ dùng thuốc paracetamol để hạ sốt, giảm đau và các thuốc khác do bác sỹ kê đơn.

NGỪA LÂY LAN:

─ Tránh làm vỡ mụn nước.

─  Rửa tay bằng xà phòng sau mỗi lần chăm trẻ.

─  Rửa đồ chơi trẻ bệnh trước hết bằng xà phòng sau đó tẩy bằng dung dịch Cloramin B 2%.

─  Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

CỘNG ĐỒNG NÊN LÀM GÌ TRƯỚC DỊCH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG?

─ Đừng hoảng loạn dù sự thật bệnh vẫn đang tăng.

─ Hầu hết bệnh tay chân miệng tự khỏi.

─ Bệnh xảy ra ở trẻ nhiều lần trong đợt dịch là điều bình thường vì mỗi lần bệnh do nhiễm loại vi-rút khác nhau.

─  Người lớn có thể bị bệnh tay chân miệng vì mức độ kháng bệnh tự nhiên có trước đây bị suy giảm nhưng bệnh ở người lớn thì thường là nhẹ. Đây chỉ là diễn tiến mới của dịch bệnh chứ không phải bất thường.

─ Cũng như nhiều bệnh do vi-rút khác, bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có thuốc phòng và chữa khỏi, nhưng phát hiện sớm và can thiệp ngay khi trở nặng sẽ cứu sống trẻ nhiều hơn.

ĐỪNG LƠ LÀ KHI TRẺ BỊ BỆNH

    Bệnh tay chân miệng lúc đầu có thể chỉ sốt nhẹ, ho khan, nổi ban…giống như các nhiễm vi-rút thông thường khác nhưng sau đó một số ít sẽ nguy kịch nhanh. Tốt nhất là đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhà khi có bất cứ bất thường nào dù đang mùa dịch hay không

CHĂM SÓC TRẺ BỆNH ĐÚNG NHƯ BÁC SỸ HƯỚNG DẪN.

─  Theo dõi tình trạng trẻ sát sao, phát hiện kịp thời các dấu hiệu trở nặng.

─  Không kiêng cữ và chữa bằng các biện pháp dân gian khi trẻ bệnh.

─  Khi trẻ khỏe lại thì đến nhà trẻ, trường học bình thường chứ không cách ly quá dài (khoảng 10-14 ngày)

─  Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra (coxsackievirus A16 và enterovirus 71).

─  Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối có thể kèm theo sốt.

─  Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường trội lên vào tháng 3-5 và tháng 9-12.

─  Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.

KHI NÀO NGHI NGỜ TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG?

─  Triệu chứng ban đầu

Sốt nhẹ khoảng 38-38,5 độ C

Mệt mỏi

Đau họng

Biếng ăn

Tiêu chảy

*  Khoảng  80% trẻ biếng ăn và đau họng.

─  Sau 12-36 giờ, xuất hiện ban ở tay, chân và miệng .

 

TỔN THƯƠNG DA VÀ NIÊM MẠC TRONG TAY CHÂN MIỆNG NHƯ THẾ NÀO?

─ Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

─ Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

 

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG THỰC SỰ NGUY HIỂM THẾ NÀO?

─ Phần lớn bệnh lành tính và tự hết.

─ Nhiễm coxsackievirus A16 chỉ có 4% gây biến chứng, còn nhiễm enterovirus 71 thì 32% gây biến chứng và 1,7% bị chết.

─ Bệnh xảy ra đầu tiên ở Úc năm 1956 sau đó xảy ra dịch rải rác khắp nơi mỗi 3 năm (như Ấn Độ, Brunei, Mã Lai, Mông Cổ, Nhật, Singapore, Trung Quốc và Úc).

─ Bệnh phát dịch ở Việt Nam từ năm 2003. Số mắc và số chết các năm 2007, 2008 và 2009 lần lượt là 5.719 và 23, 10.958 và 25, 10.632 và 23; phần lớn xảy ra ở phía nam.

─  Tỷ lệ tử vong: 0,2%-0,4%.

 

KHI NÀO THÌ ĐƯA TRẺ BỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG ĐẾN BỆNH VIỆN?

─ Sốt từ 39 độ C trở lên hoặc kéo dài từ 48 giờ trở đi

─ Nôn ói

─ Ngủ giật mình chới với

─ Quấy khóc, bứt rứt

─ Ngủ lịm

─ Cơ co giật (lúc mới ngủ)

─ Chân tay múa máy, quờ quạng (lúc mới ngủ) hoặc đi loạng choạng.

─ Mắt đảo vòng (lúc mới ngủ).

─  Chân, tay yếu.

─ Thở khó khăn/thở nhanh (giai đoạn muộn).

─ Da nổi vằn (giai đoạn muộn).

CÁCH CHĂM SÓC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI NHÀ

─ Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu.

─ Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng muỗng mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa,  không cho ăn uống đồ có vị chua hoặc có gia vị.

─ Súc miệng bằng nước muối ấm (1/2 muỗng canh muối hòa trong 200 ml nước ấm) nếu trẻ súc được.

─ Chỉ dùng thuốc paracetamol để hạ sốt, giảm đau và các thuốc khác do bác sỹ kê đơn.

NGỪA LÂY LAN:

─ Tránh làm vỡ mụn nước.

─ Rửa tay bằng xà phòng sau mỗi lần chăm trẻ.

─ Rửa đồ chơi trẻ bệnh trước hết bằng xà phòng sau đó tẩy bằng dung dịch Cloramin B 2%.

─ Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

CỘNG ĐỒNG NÊN LÀM GÌ TRƯỚC DỊCH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG?

─ Đừng hoảng loạn dù sự thật bệnh vẫn đang tăng.

─ Hầu hết bệnh tay chân miệng tự khỏi.

─ Bệnh xảy ra ở trẻ nhiều lần trong đợt dịch là điều bình thường vì mỗi lần bệnh do nhiễm loại vi-rút khác nhau.

─ Người lớn có thể bị bệnh tay chân miệng vì mức độ kháng bệnh tự nhiên có trước đây bị suy giảm nhưng bệnh ở người lớn thì thường là nhẹ. Đây chỉ là diễn tiến mới của dịch bệnh chứ không phải bất thường.

─  Cũng như nhiều bệnh do vi-rút khác, bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có thuốc phòng và chữa khỏi, nhưng phát hiện sớm và can thiệp ngay khi trở nặng sẽ cứu sống trẻ nhiều hơn.

ĐỪNG LƠ LÀ KHI TRẺ BỊ BỆNH

       Bệnh tay chân miệng lúc đầu có thể chỉ sốt nhẹ, ho khan, nổi ban…giống như các nhiễm vi-rút thông thường khác nhưng sau đó một số ít sẽ nguy kịch nhanh. Tốt nhất là đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhà khi có bất cứ bất thường nào dù đang mùa dịch hay không

CHĂM SÓC TRẺ BỆNH ĐÚNG NHƯ BÁC SỸ HƯỚNG DẪN.

─ Theo dõi tình trạng trẻ sát sao, phát hiện kịp thời các dấu hiệu trở nặng.

─ Không kiêng cữ và chữa bằng các biện pháp dân gian khi trẻ bệnh.

─ Khi trẻ khỏe lại thì đến nhà trẻ, trường học bình thường chứ không cách ly quá dài (khoảng 10-14 ngày)





Bs. Nguyễn Đoàn Phước Thịnh- TTSK khoa Nhiễm

  In bài viết



thông tin


Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

1. Khoa khám bệnh: Khám BHYT đúng tuyến

  • Thời gian:
Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h00 – 11h00; 13h00 – 17h00.
Thứ Bảy: 07h00 – 11h00
  • Địa điểm: Tầng 02, khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.
Số điện thoại: 0292 3 748 304

2.  Khoa khám bệnh thu phí (theo yêu cầu)

  • Thời gian: Thứ Hai – Chủ nhật: 07h00 – 21h00, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết.
  • Địa điểm: Tầng 01 - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Lưu ý: Sáng Thứ Bảy và Chủ Nhật: 07h00 – 11h00, chỉ khám Nội khoa và các bệnh về Tai Mũi Họng

Sáng Thứ Bảy: 07h00 – 11h00 có khám ngoại tổng hợp

Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

  • Thời gian:Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h00 – 10h30; 13h00 – 16h30.
  • Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh) - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Thứ 4 hàng tuần. Từ  07h00 – 10h00; 13h00 – 15h00.

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

TÂM LÝ

Sáng thứ 3 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Sáng thứ 5 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh : Chậm nói, Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ

Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 






Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi