TIN TỨC BỆNH VIỆN

PHỎNG VẤN BÁC SĨ PHẤN RÔM CÓ NÊN DÙNG CHO TRẺ
[ Cập nhật vào ngày (03/12/2020) ]


1. Phấn rôm là gì?
Phấn rôm có nhiều công thức pha chế khác nhau tùy nơi sản xuất nhưng thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm, chất béo và chất tạo mùi thơm.
Phấn rôm còn gọi là phấn thơm dành cho trẻ em, thường được các bậc phụ huynh dùng xoa ngoài da các bé hàng ngày để cho da trẻ được luôn thơm, sạch, không bị ẩm ướt do nhiều mồ hôi, không bị rôm sảy hay bị mẩn ngứa do tã lót.
2. Cấu tạo và ứng dụng của phấn rôm
Phấn rôm là loại mỹ phẩm được sản xuất từ một khoáng chất rất mềm là bột talc nghiền mịn.
Phấn rôm có nhiều công thức hóa học pha chế khác nhau tùy nơi sản xuất nhưng thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm; chất béo và một số chất tạo mùi thơm.
3. Tác hại của phấn rôm
Trên đường hô hấp
Bột talc có thể gây nguy hại khi vô ý nuốt vào hoặc hít phải. Mối nguy thường gây ra bởi talc do trẻ sơ sinh hít phải bột phấn rơm vì sử dụng thường xuyên không đúng cách hoặc khi trẻ nghịch phá. Hàng năm đã có rất nhiều trẻ sơ sinh chết hoặc bị bệnh đường hô hấp nghiêm trọng sau khi hít phải ngẫu nhiên bột phấn rôm, vì talc không tan trong nước và không bị phân huỷ bởi vi khuẩn, khi tích tụ trong phổi sẽ làm tắc nghẽn đường thở của trẻ ở nhiều mức độ.
Trẻ hít phải phấn rôm sẽ bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và có thể bị phù phổi. Biểu hiện lâm sàng thường nặng dần theo thời gian. Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản có thể xảy ra.
Hít phải phấn rôm bôi da lâu ngày còn có thể gây "bệnh bụi phổi" do thành phần bột talc, silica tích tụ lâu ngày trong phổi, gây xơ hoá mô kẽ và tạo các u hạt. Các biện pháp loại thải độc chất thông thường không có tác dụng đối với ngộ độc do hít phải phấn rôm. Bệnh chỉ có thể chữa trị triệu chứng và không có thuốc giải độc đặc hiệu. Những trường hợp ngộ độc hô hấp do phấn rôm cần được theo dõi lâu dài di chứng tắc nghẽn về sau.
Không nên dùng phấn rôm cho bé gái
Hiện nay, dù chưa đưa ra kết luận chính thức về tác động gây ung thư buồng trứng của phấn rôm nhưng các nhà khoa học vẫn lên tiếng cảnh báo các bậc cha mẹ nên thận trọng, tốt nhất là không nên sử dụng phấn rôm để thoa vào phần bụng dưới của các bé gái. Các nhà khoa học giải thích, sở dĩ phấn rôm có liên quan tới khối u ác tính ở buồng trứng là do cấu tạo cơ thể bé gái. Hố chậu và bộ phận sinh dục bên trong của nữ thông với bên ngoài, do đó những bụi phấn, chất ô nhiễm siêu nhỏ từ môi trường có thể xâm nhập vào hố chậu thông qua âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng dẫn đến viêm nhiễm, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Khi thoa phấn rôm vào vùng bụng dưới của bé gái, các hạt bụi phấn li ti sẽ dễ dàng xâm nhập cơ thể và nhiễm vào âm đạo của bé.
4. Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh sử dụng phấn rôm
Các sản phẩm bôi ngoài da dạng bột để chống hăm cho trẻ phải được sản xuất bởi các thương hiệu có uy tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại. Trước khi dùng, cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ.
Việc sử dụng phấn rôm không đúng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. Chỉ cần một lượng phấn rất nhỏ xâm nhập cũng có thể gây tổn hại cho mắt và chức năng hô hấp của trẻ. Bệnh chỉ có thể chữa trị triệu chứng và không có thuốc giải độc đặc hiệu.
Tuyệt đối không được thoa phấn rôm lên mặt, mắt của trẻ và vùng hội âm (mặt trong đùi, quanh âm hộ, bụng dưới) của bé gái để ngừa khả năng gây viêm nhiễm.
Tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có nhiều gió, quạt; không thoa phấn lên vùng da bị hăm hay đang bị viêm nhiễm; sau khi sử dụng phải đậy nắp lại cẩn thận và để ngoài tầm tay của trẻ; không cho trẻ được cầm chơi lọ phấn rôm.
Không nên mua các sản phẩm phấn rôm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc hoặc nhập lậu vì rất có thể gây nguy hiểm khi sử dụng.



Tin: BS.CK2 Trương Cẩm Trinh

  In bài viết



thông tin


Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

1. Khoa khám bệnh: Khám BHYT đúng tuyến

  • Thời gian:
Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h00 – 11h00; 13h00 – 17h00.
Thứ Bảy: 07h00 – 11h00
  • Địa điểm: Tầng 02, khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.
Số điện thoại: 0292 3 748 304

2.  Khoa khám bệnh thu phí (theo yêu cầu)

 

  • Thời gian: Thứ Hai – Chủ nhật: 07h00 – 21h00, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết.
  • Địa điểm: Tầng 01 - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Lưu ý: Sáng Thứ Bảy và Chủ Nhật: 07h00 – 11h00, chỉ khám Nội khoa và các bệnh về Tai Mũi Họng

Sáng Thứ Bảy: 07h00 – 11h00 có khám ngoại tổng hợp

Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

  • Thời gian:Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h00 – 10h30; 13h00 – 16h30.
  • Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh) - Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Thứ 4 hàng tuần. Từ  07h00 – 11h00; 13h00 – 17h00.

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

TÂM LÝ

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh : Chậm nói, Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ

Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 






Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi