1. BỆNH VÕNG MẠC TRẺ SANH NON - ROP LÀ GÌ?
Bệnh võng mạc trẻ sanh non là một tình trạng bệnh lý của mắt do sự phát triển bất thường của mạch máu võng mạc. Bệnh xảy ra ở một số trẻ đẻ thiếu tháng, nhẹ cân và tiền sử thở oxy cao áp kéo dài. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa do tổ chức xơ mạch tăng sinh, co kéo gây bong võng mạc.
2. TRẺ SANH NON NÀO CẦN PHẢI KHÁM TẦM SOÁT?
- Tuổi thai lúc sanh ≤ 33 tuần
- Cân nặng lúc sanh ≤ 1800g
- Với những trẻ có cân nặng lúc sanh trên 1800g và tuổi thai trên 33 tuần nếu có kèm theo các yếu tố nguy cơ cao như thở oxy nồng độ cao kéo dài, bệnh màng trong, thiếu máu… cũng cần được khám mắt.
3. KHI NÀO ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM MẮT
- Khám lần đầu tiên: khi trẻ được 21 - 28 ngày tuổi (3-4 tuần sau sanh)
- Tái khám: tuyệt đối tuân thủ tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
4. SƠ lược các bước tiến hành khám ROP:
B1: Đăng ký vào phòng khám Mắt
B2: Cung cấp thông tin (tuổi thai, cân nặng…)
B3: Nhỏ dãn đồng tử (3 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút)
B4: Tiến hành khám
B5: Trả sổ (có kết quả khám và hẹn tái khám)
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ROP
- Laser võng mạc
- Nội khoa (tiêm thuốc vào mắt)
- Phẫu thuật dịch kính võng mạc
6. THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ
- Sau điều trị: khám lại sau 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng.
- Theo dõi lâu dài sau điều trị (3 tháng, 6 tháng và hàng năm) để kịp thời phát hiện các biến chứng như tật khúc xạ (đặc biệt là cận thị), nhược thị, lé, bong võng mạc...
- Trẻ có tật khúc xạ: chỉnh kính sớm, đeo kính và điều trị phòng chống nhược thị.
- Với những trẻ khiếm thị hoặc mù: cần được giáo dục hoà nhập, sử dụng các dụng cụ trợ thị, đào tạo hướng nghiệp.
