Trả lời hỏi đáp sức khỏe

PHỎNG VẤN CÙNG BÁC SĨ TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ TRONG MÙA DỊCH
[ Cập nhật vào ngày (17/06/2021) ]


BS.CK2. Võ Minh Tân  - Trưởng Khoa Dinh dưỡng BVNĐ TPCT

1.  Chào bác sĩ ! Hiện nay dịch covid 19 hiện diễn biến rất phức tạp, xin bác sĩ cho biết tầm quan trọng của việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của bé là như thế nào?

Bác sĩ:

Sức đề kháng là gì ?

- Sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể gây bệnh

- Sức đề kháng của trẻ: hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn kém. Trẻ hay bị ốm vặt, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa... là biểu hiện của hệ thống miễn dịch yếu và chế độ dinh dưỡng chưa tốt

            Vì vậy, ba mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt là thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày hợp lý và lối sống lành mạnh.

Tầm quan trọng của việc tăng cường sức đề kháng

            Trẻ khi còn ở trong bụng mẹ đã có một sức đề kháng nhất định giúp chống lại các tác nhân bất lợi. Tuy nhiên, sức đề kháng của trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện nên khi trẻ mới sinh ra, phải tiếp xúc với một môi trường sống mới nên rất dễ bị bệnh, nhất là các bệnh đường hô hấp và đường tiêu hóa...

            Điều này sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy mà việc tăng sức đề kháng cho bé là một việc làm thiết yếu để tạo điều kiện cho bé có thể thuận lợi phát triển một cách tốt nhất, hạn chế mắc bệnh tối đa.

2.   Vậy trẻ cần chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho phù hợp

Bác sĩ:

Đối với các bé sơ sinh:

Cho bé bú thật nhiều sữa mẹ vì trong sữa mẹ cũng chứa một nguồn kháng thể dồi dào giúp bé có thể tránh được nhiều loại bệnh,

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng và bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn, virus gây hại, hỗ trợ hệ thống miễn dịch chưa phát triển của trẻ sơ sinh… Những dưỡng chất trong sữa mẹ có thể bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ hiệu quả.

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài thời gian đến 24 tháng nếu có thể để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ một cách tốt nhất.

Đối với các trẻ lớn hơn:

- Cho trẻ uống đủ nước

- Ăn đảm bảo đầy dủ 4 nhóm thực phẩm.

- Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,...

- Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ. Các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám, sữa chua… cũng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

Các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chanh,... là những nguồn rất giàu vitamin C. Uống thêm các loại nước ép khác cũng giúp bạn tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.

- Ba mẹ cũng cần tập cho bé một lối sống lành mạnh: đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, đúng giờ; rèn luyện cơ thể thường xuyên; tắm nắng để hấp thụ vitamin D,...

3.  Ngoài chế độ dinh dưỡng thì bác sĩ có lời khuyên gì để giúp bảo vệ sức khoẻ các bé trong mùa dịch?

Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch

Tiêm chủng là biện pháp khoa học và hữu hiệu nhất để giúp tăng sức đề kháng cho bé.

 Giữ môi trường sạch sẽ tăng sức đề kháng cho bé

- Giữ môi trường sống sạch sẽ để loại trừ mầm bệnh ra khỏi môi trường sống của trẻ

 - Thông thoáng và sạch sẽ, mở cửa sổ vào ban ngày để đón gió trong lành và nắng ấm cho bé.

- Tuyệt đối không hút thuốc lá để tránh nguy cơ bé bị nhiễm khói thuốc lá sẽ gây hại đến sức đề kháng cho bé.

Ngoài ra, các bạn nên dạy cho bé tập thói quen vệ sinh thân thể, tắm gội thường xuyên, đánh răng sạch sẽ để phòng chống các vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh.

Thường xuyên cho trẻ vận động cơ thể để giúp tăng sức đề kháng cho bé

Cho bé đạp xe, bơi lội, đá bóng… sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn, năng động, hòa động và nhất là tăng cường kháng thể tự nhiên hiệu quả.

Tập cho trẻ đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc

            Vì giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn trong việc củng cố, cải thiện sức đề kháng của trẻ. Việc thiếu ngủ khiến em bé dễ mắc bệnh hơn do giảm các tế bào miễn dịch tự nhiên và còn khiến cho trẻ khó chịu, tinh thần không tỉnh táo.

Trong tình hình dịch viêm đường hô hấp do virus Corona chủng mới (COVID-19) đang diễn biến phức tạp. Bên cạnh việc bảo vệ trẻ từ bên ngoài như đeo khẩu trang, hạn chế đưa trẻ đến những nơi tập trung đông người, rửa tay thường xuyên,... ba mẹ cũng cần lưu ý tăng sức đề kháng cho trẻ từ bên trong qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý và lối sống lành mạnh./.

 




TTSK –Khoa Dinh dưỡng

  In bài viết



Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

KHOA KHÁM BỆNH (KHÁM BHYT ĐÚNG TUYẾN)

Từ thứ hai đến thứ sáu
Sáng: 07h00 – 11h00
Chiều: 13h00 – 17h00
Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh
Số điện thoại: 0292 3 748 304

KHOA KHÁM BỆNH THU PHÍ

Thứ 2 đến Thứ 6: Làm việc 24/24, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
Thứ 7, Chủ nhật: 
Sáng thứ 7 từ 7h đến 11h có khám BHYT đúng tuyến.
+ Thứ 7 và chủ nhật chỉ khám nội khoa và các bệnh về Mắt, Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt
Địa điểm: Tầng 01
Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 07h00 – 10h30

Chiều: 13h00 – 16h30

Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh)

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU + TÂM LÝ

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh lý về: Vận động, phục hồi chức năng,..

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Sáng: 07h00- 11h00; Chiều: 13h00 - 17h00

Khám tâm lý: Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ, chậm nói...

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 - 02923.748.330.



Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi

Hiển thị tin chuyên mục

Tin theo chuyên mục chưa được cấu hình thể hiển chuyên mục