CHỈ ĐẠO TUYẾN

BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN “HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI”
[ Cập nhật vào ngày (17/06/2019) ]

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp gây ra bởi vi rút sởi, trước khi có vắc xin dự phòng, hơn 90% trẻ dưới 10 tuổi mắc bệnh sởi. Vắc xin đã góp phần rất lớn trong việc giảm gánh nặng về sởi trong nhiều năm qua. Ở Việt Nam sởi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, những năm gần đây đã bùng phát dịch sởi ở nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc, chủ yếu các tỉnh ở phía Bắc. Theo báo cáo của Dự án TCMR quốc gia, có khoảng 17.000 ca sởi trên toàn quốc (2013 – 2014), một con số rất đáng lo ngại.


       Dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế thành phố Cần Thơ, chiều ngày 05/6 vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ đã  phối hợp cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ tổ chức chương trình tập huấn “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, giám sát và phòng chống bệnh sởi” năm 2019. Với sự tham gia góp mặt của hơn 100 đơn vị bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế trong thành phố về tham dự.

      Đại diện Sở Y tế thành phố Cần Thơ có ông BSCK1. Nguyễn Nhân Nghĩa – Phòng nghiệp vụ Y về tham dự, về phía Bệnh viện có bà ThSBS. Nguyễn Ngọc Việt Nga – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ đại diện phát biểu khai mạc, bà cũng mong muốn trong buổi tập huấn lần này các đơn vị trong địa bàn thành phố cùng nhau chung tay giám sát, phòng chống, chẩn đoán, điều trị kịp thời làm giảm tải số case mắc bệnh về sởi.

      Trong chương trình tập huấn lần này có BSCK1. Nguyễn Phát Nguyên – Phó Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ chia sẻ về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sởi, BSCK1. Trần Văn Tuấn – Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm và kiểm dịch Y quốc tế - Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ chia sẻ về Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sởi (theo Quyết định số 4845/QĐ-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế), YS. Nguyễn Trung Hiếu - Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm và kiểm dịch Y quốc tế - Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ chia sẻ Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm (theo thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế) với sự tham dự của 200 cán bộ trong thành phố tham dự.

        Chia sẻ trong buổi tập huấn lần này, các báo cáo viên cũng nhắc lại các đặc điểm chủ yếu của bệnh sởi: Thời kỳ ủ bệnh của sởi trung bình khoảng 10 ngày, chủ yếu lây truyền từ 5 ngày trước cho đến 5 ngày sau khi phát ban, bệnh lây qua đường hô hấp và tốc độ lây nhiễm rất cao nên rất dễ lây lan thành dịch. Biểu hiện của bệnh bao gồm: sốt, phát ban, viêm long đường hô hấp, xuất hiện các hạt trắng nhỏ ở niêm mạc miệng. Mặc dù sởi không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng và tử vong rất cao ở trẻ. Ngoài việc chẩn đoán và điều trị sởi kịp thời, cần phải tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về cách nhận biết và phòng chống bệnh sởi. Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất.

         Để thực hiện giám sát, báo cáo sởi theo đúng trình tự các đơn vị cử cán bộ đi tập huấn nhằm nắm cách báo cáo trực tuyến, vì cần phải báo cáo trong vòng 24 giờ đến 48 giờ kể từ khi có bệnh chẩn đoán theo danh mục truyền nhiễm. Các cơ quan y tế ở phường, xã có trách nhiệm nắm bắt thông tin dịch bệnh và điều tra giám sát xác thực báo cáo với trung tâm y tế dự phòng, các bệnh viện tuyến huyện và thành phố bố trí cán bộ chuyên trách và trang thiết bị để thực hiện báo cáo vfa khai báo dịch bệnh và phối hợp chặc chẽ với các trung tâm y tế dự phòng trong việc lấy mẫu bệnh phẩm, chia sẻ mẫu bệnh phẩm hoặc chủng tác nhân gây bệnh để chẩn đoán xác định. Đồng thời tuyên truyền trong cộng đồng cho người dân có ý thức tiêm chủng cho trẻ đầy đủ.


(Ảnh) Quang cảnh trong buổi tập huấn Sởi năm 2019

        Trong buổi tập huấn lần này không khí rất sôi động giữa báo cáo viên và cán bộ tham dự cùng nhau chia sẻ và trao đổi trong việc giám sát sởi trong khu vực thành phố, các cán bộ đã được hướng dẫn cách chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt biến chứng sởi; việc thực hiện nguyên tắc điều trị, điều trị hỗ trợ, điều trị các biến chứng; về phân tuyến điều trị. Ngoài ra, các cán bộ cũng nắm cách báo cáo trực tuyến và phòng ngừa lây nhiễm sởi trong bệnh viện






Tin: Cẩm Tú – Phòng Chỉ đạo tuyến ------------------------------------------Ảnh: Thục Uyên - Phòng Chỉ đạo tuyến

  In bài viết



LỊCH KHÁM BỆNH

KHOA KHÁM BỆNH (KHÁM BHYT ĐÚNG TUYẾN)

Từ thứ hai đến thứ sáu
Sáng: 07h00 – 11h00
Chiều: 13h00 – 17h00
Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh
Số điện thoại: 0292 3 748 304

KHOA KHÁM BỆNH THU PHÍ

Thứ 2 đến Thứ 6: Làm việc 24/24, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
Thứ 7, Chủ nhật: 
Sáng thứ 7 từ 7h đến 11h có khám BHYT đúng tuyến.
+ Thứ 7 và chủ nhật chỉ khám nội khoa và các bệnh về Mắt, Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt
Địa điểm: Tầng 01
Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 07h00 – 10h30

Chiều: 13h00 – 16h30

Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh)

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU + TÂM LÝ

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh lý về: Vận động, phục hồi chức năng,..

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Sáng: 07h00- 11h00; Chiều: 13h00 - 17h00

Khám tâm lý: Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ, chậm nói...

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 - 02923.748.330.



SƠ đồ đường đi

Thư viện ảnh