TIN TỨC BỆNH VIỆN

PHỎNG VẤN BÁC SĨ VỀ “ BỆNH MÙA NẮNG NÓNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ”
[ Cập nhật vào ngày (15/05/2023) ]

Thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi, thời tiết ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuần, virus , các côn trùng truyền bệnh như ruồi, muỗi sinh sôi và phát triển, tăng nguy cơ mắc các bệnh từ đưởng hô hấp, tiêu hóa… việc chủ động phòng bệnh là rất cần thiết..giúp cho bản thân và tránh lây lan trong cộng đồng.


CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ KHI THỜI TIẾT NẮNG NÓNG TỪ THÁNG 3 ĐẾN NAY.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp như : sốt siêu vi, nhiễm khuẩn hô hấp cấp( viêm họng , viêm amydam, viêm thanh quản , viêm phổi ),thủy đậu, quai bị, viêm màng não mô cầu,

Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa : Bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, tay chân miêng…

Bệnh lây truyền qua côn trùng : Bệnh sốt xuất huyết…

      Tại khoa khám BVNĐCT: Từ 1-4//2023 trung bình mỗi ngày khoa khám tiếp nhận khoảng 1.6 lượt bệnh -1.9 lượt bệnh đến khám (39.000-53.000 lượt khám/ tháng).

    Lượng bệnh chiếm tỷ lê cao là nhiễm khuẩn hô hấp chiếm khoảng 43-45% (Viêm hô hô hấp trên, Viêm họng, Amydam,Viêm tiểu phế quản , Viêm thanh quản, Viêm phồi).

      Nhiễm khuẩn đường ruột 4.2- 7, 2%, dị ứng 2.5% ( Viêm da dị ứng , mày đay, viêm mũi dị ứng , hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng….), Tay chân miệng (1.2%) . Các bệnh khác  sốt xuất huyết, thủy đậu, quai bị  có khuynh hướng gia tăng….

VÌ SAO VÀO MÙA NẮNG NÓNG, TRẺ LẠI DỄ MẮC CÁC BỆNH LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG HÔ HẤP, HAY BỊ NHIỄM SIÊU VI?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hô hấp, nhiễm siêu vi ở trẻ. Độ tuổi, các nhóm trẻ dễ mắc bệnh:

     Thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi, thời tiết ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuần, virus , các côn trùng truyền bệnh như ruồi, muỗi  sinh sôi và phát triển, tăng nguy cơ mắc các bệnh từ đưởng hô hấp, tiêu hóa… việc chủ động phòng bệnh là rất cần thiết..giúp cho bản thân và tránh lây lan trong cộng đồng.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp như : sốt siêu vi, nhiễm khuẩn hô hấp cấp( viêm họng , viêm amydam, viêm thanh quản , viêm phổi ),thủy đậu, quai bị, viêm màng não mô cầu,

-  Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa : Bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, tay chân miêng…

-  Bệnh lây truyền qua côn trùng : Bệnh sốt xuất huyết…

   Bệnh hô hấp, nhiễm siêu vi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó các đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:

Có tiếp xúc gần với người bị nhiễm siêu vi

Đi du lịch hoặc đến khu vực đang có “dịch” sốt siêu vi

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi do hệ miễn dịch yếu

      Do hệ thống miễn dịch còn non nớt nên trẻ em thường dễ mắc bệnh truyền nhiễm hơn người lớn. Hầu hết nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em thường do virus. Sốt siêu vi cũng có thể là sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp hay cảm cúm hay sốt phát ban, bệnh tay chân miệng….. Một số trẻ tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt các siêu vi (virus) H1N1, H5N1, H7N9 có thể biểu hiện viêm phổi nặng diễn tiến đến suy hô hấp nặng, tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

     Hầu hết nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em thường do virus.Tuy nhiên làm sao để có thể phân biệt được trẻ đang bị nhiễm vi khuẩn hay virus là một chuyện hoàn toàn không đơn giản.Chính vì thể nhiều người thường có khuynh hướng dùng kháng sinh khi trẻ mắc bệnh.Điều này rất nguy hiểm vì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn làm gia tăng khả năng tạo vi khuẩn kháng thuốc trong cộng đồ

ĐỐI VỚI NHỮNG BỆNH LÝ NÀY THÌ SỐ CA TRỞ NẶNG CÓ CAO HAY KHÔNG VÀ PHỤ HUYNH CẦN LƯU Ý NHỮNG BIỂU HIỆN GÌ ĐỂ ĐƯA TRẺ ĐẾN KHÁM SỚM ĐỂ ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI?

    Những triệu chứng, biểu hiện bệnh, lúc nào phụ huynh cần đưa trẻ đến khám. Những ca nặng sẽ diễn tiến như thế nào? Nguy hiểm ra sao?

     Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt siêu vi

     Sốt virus là bệnh thường gặp ở trẻ em do sức đề kháng chưa hoàn thiện. Virus gây bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa và bùng phát thành dịch.

     Hiện có khoảng 200 loại virus khác nhau, do đó mỗi trẻ có thể bị sốt virus nhiều lần. Các dấu hiệu sốt virus ở trẻ em thường giảm dần sau 3 - 5 ngày và hết hẳn sau 7 ngày. Cha mẹ cần chú ý các biểu hiện sốt virus ở trẻ em như sau:

- Sốt cao: Cách nhận biết sốt virus ở trẻ em so với những bệnh đường hô hấp khác là trẻ sốt cao trên 39 độ C, thậm chí có thể sốt lên 41 độ C. Đây là triệu chứng điển hình nhất của sốt virus. Sốt cao thường xuất hiện sau 3- 5 ngày khởi phát bệnh và giảm dần. Trong cơn sốt, trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng các loại thuốc hạ sốt thông thường.

- Đau người: Bên cạnh sốt cao, đau cơ bắp, đau toàn thân, đau đầu...là triệu chứng của sốt virus ở trẻ em bên cạnh sốt cao. Điều này khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc.

- Rối loạn tiêu hóa: Trong một số trường hợp, trẻ bị sốt virus kèm rối loạn tiêu hóa với đặc điểm đi phân lỏng, có chất nhày, không có máu. Rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện cùng lúc hoặc muộn hơn vài ngày sau khi sốt.

- Phát ban: Phát ban thường xuất hiện 2 - 3 ngày sau sốt và tự lặn sau đó mà không để lại sẹo.

- Viêm long đường hô hấp: Ho, chảy nước mũi, hắt nơi, xuất hiện hạch ở đầu cổ, nôn nhiều...là những biểu hiện sốt virus ở trẻ em mà bố mẹ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp.

Bệnh hô hấp, nhiễm siêu, hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hoặc gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ như sốt cao dẫn đến co giật, rối loạn điện giải, suy hô hấp, suy tuần hoàn,tổn thương đa cơ quan  … có thể dẫn đến tử vong .

     Do đó, với các trường hợp sau đấy, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để chẩn đoán và điều trị sốt siêu vi gồm:

·  Trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi bị sốt cao.

·  Trẻ có tình trạng sốt cao liên tục, khó hạ sốt trên 2 ngày.

·  Sốt cao kèm theo dấu hiệu xuất huyết dưới da hoặc tiêu chảy kéo dài.

·  Trẻ có dấu hiệu mê man, ngủ li bì và mất ý thức.

·  Nhà ở xa trung tâm Y Tế

·  Bệnh lí mạn tính

       NHƯ VẬY ĐỂ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG HÔ HẤP TRONG MÙA NẮNG NÓNG, CÁC BẬC PHỤ HUYNH CẦN QUAN TÂM PHÒNG NGỪA NHƯ THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA TRẺ.THƯA BÁC SĨ

Biện pháp phòng ngừa các bệnh lý hô hấp, viêm phổi.

- Cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp bé có sức đề kháng tốt với bệnh tật.

- Cho bé chích ngừa đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng tại y tế địa phương chủng ngừa thêm một số bệnh khác ngoài chương trình cho bé.

Tránh cho trẻ đến những nơi đông người khi dịch bệnh đang lưu hành, tránh trẻ tiếp xúc với khói thuốc,  nơi ô nhiễm, khói bụi, bếp than, củi.

- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ và khuyến khích trẻ cùng làm như vậy nhất là những khi vừa từ nơi công cộng về nhà.

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đền nơi có đám đông. Tập cho trẻ cách dùng khăn giấy và dùng tay che miệng khi hắt xì, sổ mũi, ho.

- Cần nhận biết khi nào trẻ viêm phổi, viêm phổi nặng phải nhập viện, việm phổi rất nặng cần nhập viện ngay:

Dấu hiệu viêm phổi cần khám: 

Ho,Sốt,Thở nhanh theo tuổi

Viêm phổi nặng cần nhập viện:

Ho + sốt + thở nhanh

Thở co lõm ngực

Rên rỉ < 2 tháng tuổi

Trẻ Viêm phổi < 2 tháng tuổi

Dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay vì tính mạng trẻ đang bị đe dọa nghiêm trọng:

* Tím tái

* Co giật

Bỏ bú hoặc bú kém (trẻ dưới 2 tháng tuổi), không uống được (trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi)

Thở có tiếng rít

Ngủ li bì, khó đánh thức

Suy dinh dưỡng nặng.

THƯA BÁC SĨ. XIN BÁC SĨ CHO BIẾT NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ?

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

─  Sức đề kháng yếu, nhất là đối với trẻ không được bú sữa mẹ hoặc không bú sữa mẹ hoàn toàn.

─  Do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, môi trường sống bị ô nhiễm.

─  Trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm, hệ vi sinh chưa hoàn thiện, chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn ( thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển).

─   Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều đạm, nhiều đường, ít chất xơ, ít vitamin và khoáng chất

─   Khi chuyển mùa:

Nhiệt độ thay đổi ảnh hưởng chất lượng thức ăn: Thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường như hiện nay khiến cho thức ăn dễ bị ôi thiu.

Nắng mưa liên tục tạo điều kiện cho nhiều nhân tố gây bệnh phát triển Thời điểm này là điều kiện thời tiết lý tưởng cho các loại virus, nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, lỵ… phát triển mạnh, có thể xâm nhập vào cơ thể làm nhiễm khuẩn đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Do đó, khả năng trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa thời gian này rất cao.

─  Ngoài ra, vào thời điểm này, cơ thể bé có thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết nên hệ miễn dịch rất dễ bị tấn công. Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đường hô hấp, cảm cúm, ho, sốt, đau họng...... Khi đó, cha mẹ có xu hướng cho con sử dụng thuốc tây để điều trị. Việc sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi.

     KHI BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA THÌ TRẺ SẼ CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN GÌ? TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO THÌ PHỤ HUYNH CẦN ĐƯA TRẺ ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ, TRƯỜNG HỢP NÀO CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ, THƯA BÁC SĨ?

Các trường hợp cần đưa đi bác sĩ khám, không chủ quan .

Trẻ sinh non, có bệnh mạn tính, hay đang bị nhiều bệnh cùng lúc

Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C

Khi trẻ vẫn còn đi ngoài do tiêu chảy quá 3 ngày

Ói hoặc đi tiêu nhiều lần trong ngày, liên tục

Đau bụng, quấy khóc nhiều

Các triệu chứng mất nước (lừ đừ , mệt  mõi, da khô, mắt trũng, nước tiểu ít, ...)

Không ăn uống được, nôn ói nhiều lần

Đi tiêu lẫn máu.

      THƯA BÁC SĨ, MÙA NẮNG NÓNG THỰC PHẨM DỄ HƯ HỎNG, RẤT KHÓ BẢO QUẢN. DO ĐÓ, ĐỂ PHÒNG NGỪA RỐI LOẠN TIÊU HÓA CHO TRẺ, TRONG QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC TRẺ, CÁC BẬC PHỤ HUYNH CẦN PHẢI LÀM GÌ?

            Khuyến cáo về phòng tránh và điều trị bệnh đường tiêu hóa

- Không nên cho trẻ ăn quá sớm, chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 4 - 5 tháng tuổi, nuôi trẻ bằng sữa mẹ đến 18-24 tháng tuổi.

-Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: “ăn chín, uống sôi”, không ăn các thức ăn sống, không rõ nguồn gốc

-Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách và thường xuyên, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

-Tạo môi trường nhà cửa xung quanh bé sạch sẽ, thoáng mát.

-Vệ sinh nhà tiêu sạch sẽ. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi của trẻ em, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

-Hạn chế lây lan mầm bệnh, bằng cách không đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng.

-Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thì nên đưa trẻ để bệnh viện để các bác sĩ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán chính xác bệnh, nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương án điều trị chính xác và hướng dẫn các dấu hiệu nguy hiểm cần đến khám ngay .

-Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy... có thể không đạt hiệu quả điều trị mà con gây hại cho trẻ.

-Có chế độ ăn uống phù hợp theo lứa tuổi, đa dạng thực phẩm, chú ý cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin. Đối với trẻ đang bệnh đường tiêu hóa, tiếp tục bú sữa mẹ nếu trẻ đang bú, nên chọn các thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế dầu mỡ, thức ăn nấu cho trẻ cần được nấu kỹ, nhuyễn, chia thành nhiều lần trong ngày.

      DỰ BÁO NẮNG NÓNG SẼ CÒN TIẾP TỤC KÉO DÀI TRONG VÀI TUẦN TỚI, DO ĐÓ ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA TRẺ TRƯỚC CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP, PHỤ HUYNH CẦN TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NHƯ THẾ NÀO?

PH cần biết cách phòng ngừa bệnh, bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa nắng nóng về các bệnh lý hay gặp như hô hấp – siêuvi, tiêu hóa,…

Phụ huynh cần cho trẻ  tiêm ngừa với những bệnh có vac-xin.

Theo dõi diễn biến sức khỏe của trẻ để phát hiện những bất thường để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời, như đã nói trên

Tránh TH tự ý mua thuốc, làm gia tăng tình trạng kháng thuốc, hay theo dõi k đúng cách , không phát hiện các biến chứng nguy hiểm dẫn đến ản hưởng đến tình mạng của trẻ .

LINK:https://www.youtube.com/watch?v=7QxFkrkA4Gs




BS.CK2. Trương Cẩm Trinh

  In bài viết



thông tin


Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

KHOA KHÁM BỆNH (KHÁM BHYT ĐÚNG TUYẾN)

Từ thứ hai đến thứ sáu
Sáng: 07h00 – 11h00
Chiều: 13h00 – 17h00
Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh
Số điện thoại: 0292 3 748 304

KHOA KHÁM BỆNH THU PHÍ

Thứ 2 đến Thứ 6: Làm việc 24/24, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
Thứ 7, Chủ nhật: 
Sáng thứ 7 từ 7h đến 11h có khám BHYT đúng tuyến.
+ Thứ 7 và chủ nhật chỉ khám nội khoa và các bệnh về Mắt, Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt
Địa điểm: Tầng 01
Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 07h00 – 10h30

Chiều: 13h00 – 16h30

Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh)

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU + TÂM LÝ

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh lý về: Vận động, phục hồi chức năng,..

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Sáng: 07h00- 11h00; Chiều: 13h00 - 17h00

Khám tâm lý: Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ, chậm nói...

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 - 02923.748.330.



Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi