CHỈ ĐẠO TUYẾN

SINH HOẠT KHKT THÁNG 3 CHUYÊN ĐỀ “TIẾP CẬN LÂM SÀNG TRONG XỬ LÝ RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU Ở BỆNH NHI” TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
[ Cập nhật vào ngày (26/03/2021) ]

Nhằm cập nhật kiến thức về Huyết học đặc biệt là về “Đông cầm máu và các bệnh lý ác tính về máu ở trẻ em”. Chiều ngày 18/03/2021, Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội thảo Sinh hoạt KHKT tháng 3 với chuyên đề “Tiếp cận lâm sàng trong xử lý rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhi”


Tham dự Hội thảo sinh hoạt chuyên đề lần này có sự góp mặt của hơn 50 cán bộ y tế trong bệnh viện và Bệnh viện Truyền máu Huyết học Cần Thơ. Đặc biệt là sự tham gia báo cáo của PGS.TS.BS Huỳnh Nghĩa – Phó Trưởng Khoa Y Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh – Trưởng Khoa Huyết học Truyền máu Trẻ em Bệnh viện Truyền máu Huyết học chia sẻ về Chẩn đoán và điều trị rối loạn đông cầm máu ở trẻ em”.

Phát biểu khai mạc, đại diện Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ có ông ThSBS. Ông Huy Thanh – Phó Giám đốc Bệnh viện cũng rất tâm đắc trong chuyên đề về Huyết học lần này, cùng với tiến bộ mới trong lĩnh vực xét nghiệm máu ở trẻ em.

Hình : Quang cảnh buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề “Tiếp cận lâm sàng trong xử lý rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhi”.

Qua buổi sinh hoạt KHKT lần này có thể nhận thấy Rối loạn đông máu là căn bệnh nguy hiểm do nhiều nguyên nhân khác nhau và có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Mỗi một nguyên nhân sẽ phải có những biện pháp điều trị đặc hiệu và hỗ trợ khác nhau. Chính vì thế cần phải hiểu sâu hơn về rối loạn đông máu cũng như các chỉ số liên quan đến tình trạng này để việc chẩn đoán và xác định chiến lược điều trị tối ưu nhất.

Để nắm rõ về các chỉ số rối loạn đông máu cũng như tình trạng bệnh, có thể thực hiện một số xét nghiệm sau đây:

·         Xét nghiệm công thức máu: xác định được lượng tiểu cầu có trong máu

·         Xét nghiệm thời gian chảy máu: Đo thời gian máu ngừng chảy

·         Xét nghiệm đông máu thông thường: Có thể thực hiện xét nghiệm PT hoặc APT để kiểm tra hoạt động của các yếu tố đông máu

·         Xét nghiệm để theo dõi việc sử dụng thuốc chống đông: Thuốc chống đông máu có thể gây ra một số phản ứng đối với cơ thể trong quá trình sử dụng thuốc. Vấn đề chảy máu có thể xảy ra nếu thuốc được dùng quá nhiều, ngược lại với liều lượng quá ít có thể gây nên việc hình thành các cục máu đông

·         Xét nghiệm các yếu tố đông máu cụ thể: Số lượng các yếu tố đông máu và ức chế đông máu được xác định bằng các phương pháp khác nhau

·         Xét nghiệm để đánh giá khả năng ngưng kết của tiểu cầu: xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra chức năng của tiểu cầu

·         Xét nghiệm để kiểm tra tình trạng máu dễ đông: cần phải thực hiện một số xét nghiệm nếu cơ thể bạn xuất hiện cục máu đông bất thường trong mạch máu. Khi các cục máu đông dễ hình thành, có thể thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra yếu tố V leiden.

                Rối loạn đông máu rất khó để chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện rất nhiều xét nghiệm đông máu cũng như theo dõi tỉ mỉ mới có thể chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ xác định được hướng điều trị phù hợp và chính xác cho từng đối tượng

Hội thảo sinh hoạt chuyên đề “Tiếp cận lâm sàng trong xử lý rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhi” kết thúc cùng ngày, nhưng đã góp phần giúp các nhân viên y tế đút kết thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức mới trong việc chẩn đoán sớm và theo dõi các bệnh lý về đông máu ở trẻ em. Và đặc biệt có thể phát hiện sớm các bệnh lý máu ác tính ở trẻ.






Phòng CĐT- BVNĐCT

  In bài viết



LỊCH KHÁM BỆNH

KHOA KHÁM BỆNH (KHÁM BHYT ĐÚNG TUYẾN)

Từ thứ hai đến thứ sáu
Sáng: 07h00 – 11h00
Chiều: 13h00 – 17h00
Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh
Số điện thoại: 0292 3 748 304

KHOA KHÁM BỆNH THU PHÍ

Thứ 2 đến Thứ 6: Làm việc 24/24, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
Thứ 7, Chủ nhật: 
Sáng thứ 7 từ 7h đến 11h có khám BHYT đúng tuyến.
+ Thứ 7 và chủ nhật chỉ khám nội khoa và các bệnh về Mắt, Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt
Địa điểm: Tầng 01
Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 07h00 – 10h30

Chiều: 13h00 – 16h30

Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh)

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU + TÂM LÝ

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh lý về: Vận động, phục hồi chức năng,..

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Sáng: 07h00- 11h00; Chiều: 13h00 - 17h00

Khám tâm lý: Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ, chậm nói...

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 - 02923.748.330.



SƠ đồ đường đi

Thư viện ảnh