TIN TỨC BỆNH VIỆN

CÂU HỎI PHỎNG VẤN BÁC SĨ VỀ ĂN DẶM ĐÚNG CÁCH
[ Cập nhật vào ngày (06/01/2021) ]


1/ Khi nào thì trẻ bắt đầu ăn dặm?

- Sữa mẹ, thức ăn đầu đời cho trẻ

+ Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, thành phần các chất dinh dưỡng cân đối, phù hợp với sự tiêu hóa và hấp thu giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất và trí não.

+ Sữa mẹ giúp bảo vệ con phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng như: tiêu chảy, viêm đường hô hấp; các bệnh mạn tính không lây nhiễm như: suy dinh dưỡng, thừa cân-béo phì, đái tháo đường.

+ Hãy cho trẻ bú mẹ sớm trong 1 giờ đầu sau sinh và bú mẹ kéo dài đến 18-24 tháng tuổi.

- Ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi

Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ, cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, ăn một bữa bột và một ít nước trái cây hoạc trái cây chín.

- Trẻ từ 8-9 tháng tuổi:

+ Khi trè quen dần với vài muỗng bột pha loãng, hãy tăng dần bữa ăn của trẻ từ nửa chén rồi đến một chén, từ 1 đến 2 bữa trong ngày.

+ Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn(nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm rau củ và trái cây), giúp trẻ dễ dàn tiếp nhận các loại thức ăn và mùi vị khác nhau.

+ Thức ăn của trẻ sẽ được chuyển từ mịn sang thô dần.

+ Các bữa ăn của trẻ được xen kẽ bằng các cữ bú mẹ.

+ Năng lượng cung cấp cho trẻ: 750-900 kcal/ngày.

- Trẻ từ 10-12 tháng tuổi:

+ Trẻ từ 10-12 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, ít nhất 3-4 lần trong ngày để duy trì nguồn sữa mẹ.

+ Bữa ăn chính của trẻ có thể là bột đặc hoặc cháo nhuyễn với đủ 4 nhóm thực phẩm.

+ Ngoài 3 bữa ăn chính, trẻ nên ăn thêm 2-3 bữa phụ: sữa, yaourt, bánh flan, phô mai, trái cây chín…

- Từ 13-24 tháng:

+ Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này khá cao, năng lượng cung cấp khoảng 1.200 kcal/ngày(bằng phân nửa nhu cầu của người trưởng thành). Vì vậy trẻ cần ăn đủ bữa(3 bữa chính và 2-3 bữa phụ), bữa ăn chính của trẻ phải có đủ 4 nhóm thực phẩm.

+ Khi trẻ mọc đủ răng hàm (18-24 tháng) có thể cho trẻ ăn cháo nguyên hạt, đặc hoặc cơm tán để giúp trẻ tập nhai.

+ Tiếp tục cho trẻ bú mẹ tới 24 tháng tuổi, nếu mẹ không đủ sữa có thể bú thêm sữa bột.

+ Để tránh tình trạng biếng ăn, nên thay đổi bữa ăn thường xuyên và tăng hương vị trong chế biến bữa ăn cho trẻ.

- Khi trẻ tròn 2 tuổi là thời gian thích hợp nhất để tập cho trẻ ăn cơm vì trẻ đã mọc đủ răng, đặc biệt là răng hàm giúp trẻ nhai và nuốt thức ăn dễ dàng hơn.

2/ Việc cho ăn dặm sớm có tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ?

Khác với quan niệm của nhiều mẹ, cho trẻ ăn dặm sớm sẽ phát triển tốt hơn, nhanh tăng cân. Nhưng thực tế các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ ăn dặm sớm sẽ dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực cho phát triển của trẻ nhỏ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ ăn bổ sung quá sớm có thể ít bú sữa mẹ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển. Bé ăn dặm sớm cũng tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.

Trong 6 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, không tiết ra đủ chất nhầy, dịch tiêu hóa, thiếu các enzyme như amylase (phân cắt tinh bột), protease (đạm) và lipase (chất béo), không đủ sức phân cắt hết protein, lipid thành các mảnh nhỏ để cơ thể sử dụng. Do đó, ăn dặm sớm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đầy bụng, nôn ói, biếng ăn, bé có nguy cơ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống. …

Ngoài ra, việc làm quen sớm với các thực phẩm mới lạ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, nhất là ở những bé có cơ địa nhạy cảm. 

3/ Những vấn đề cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm?

- Ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi và ăn dặm đúng cách.

- Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu kết hợp với chế độ ăn dặm. Bú mẹ kéo dài đến 18-24 tháng tuổi.

- Bữa ăn chính của trẻ phải có đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm rau củ và trái cây).




Tin: TTSK – Khoa Dinh Dưỡng

  In bài viết



thông tin


Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

KHOA KHÁM BỆNH (KHÁM BHYT ĐÚNG TUYẾN)

Từ thứ hai đến thứ sáu
Sáng: 07h00 – 11h00
Chiều: 13h00 – 17h00
Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh
Số điện thoại: 0292 3 748 304

KHOA KHÁM BỆNH THU PHÍ

Thứ 2 đến Thứ 6: Làm việc 24/24, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
Thứ 7, Chủ nhật: 
Sáng thứ 7 từ 7h đến 11h có khám BHYT đúng tuyến.
+ Thứ 7 và chủ nhật chỉ khám nội khoa và các bệnh về Mắt, Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt
Địa điểm: Tầng 01
Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 07h00 – 10h30

Chiều: 13h00 – 16h30

Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh)

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU + TÂM LÝ

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh lý về: Vận động, phục hồi chức năng,..

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Sáng: 07h00- 11h00; Chiều: 13h00 - 17h00

Khám tâm lý: Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ, chậm nói...

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 - 02923.748.330.



Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi