TIN TỨC BỆNH VIỆN

PHỎNG VẤN BÁC SĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TAY CHÂN MIỆNG
[ Cập nhật vào ngày (01/09/2020) ]


1. THƯA BÁC SĨ, BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CÓ MẤY CẤP ĐỘ VÀ CÁCH CHỮA TRỊ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ ?

a. Phân độ bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra.

Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.

Bệnh tay chân miệng có 4 cấp độ.

-  Độ 1: chỉ có loét miệng và/ hoặc tổn thương da.

-  Độ 2a: có một trong các dấu hiệu sau:

+ Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần trong vòng 30 phút và không ghi nhận lúc khám

+ Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 390C, nôn nhiều, lừ đừ, quấy khóc vô cớ.

 Từ độ 2b, độ 3, độ 4 : trẻ có biểu hiện biến chứng : thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng dần

b.  Cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo đó, mục tiêu điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực với những trường hợp nặng, đặc biệt khi có suy tuần hoàn, suy hô hấp

-  Độ 1: Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.

+ Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi

+ Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) hoặc 15 mg/kg/lần

(toạ dược) mỗi 6 giờ.

+ Vệ sinh răng miệng.

+ Nghỉ ngơi, tránh kích thích.

+ Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.

+ Cần tái khám ngay khi có dấu hiệu như:

- Sốt cao > 39oC.

- Thở nhanh, khó thở.

- Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều. s Đi loạng choạng.

- Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh. s Co giật, hôn mê.

-  Độ 2: Điều trị nội trú tại bệnh viện

+ Độ 2a:Điều trị như độ 1 + thuốc chống giật mình + phát hiện dấu hiệu chuyển độ + Độ 2b: Điều trị tại phòng cấp cứu hoặc hồi sức

-  Độ 3, độ 4: Điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực

Khoảng 90% trẻ được theo dõi và điều trị tại nhà.

+ Cách ly: không đi học, không đến chổ đông người trong 10 ngày.

+ Cho trẻ ăn thức ăn lỏng + Giảm đau, hạ sốt

+ Thường xuyên theo dõi phát hiện các dấu hiệu nặng

>  Đến bệnh viện khi có các dấu hiệu cảnh báo có thể bệnh nặng 

+ Sốt cao trên 39°C hay sốt hơn 2 ngày .

+ Giật mình chới với: lúc bắt đầu giấc ngủ hay vừa nằm xuống (phụ huynh nên học cách phát hiện triệu chứng này)

+ Run chi, run người + Đi loạng choạng + Yếu tay chân + Thở mệt + Nôn ói nhiều + Quấy khóc lien tục.

+ Triệu chứng bệnh rất nặng: thở mệt, da nổi bong, vả mồ hôi lạnh, hôn mê...

-   Tiêu chuẩn xuất viện:

+ Người bệnh tay chân miệng có biến chứng nặng (độ 3, 4) được chỉ định xuất viện không chỉ ổn định về lâm sàng mà còn phải ổn định về các biến chứng và di chứng.

+ Đối với các trường hợp bệnh tay chân miệng điều trị nội trú khác có thể xuất viện khi có đủ 4 điều kiện sau:

+ Không sốt ít nhất 24 giờ liên tục (không sử dụng thuốc hạ sốt)

+ Không còn các biểu hiện lâm sàng phân độ nặng từ độ 2a trở lên ít nhất trong 48 giờ.

+ Có điều kiện theo dõi tại nhà và tái khám ngay nếu có diễn tiến nặng

+ (nếu chưa đến ngày thứ 8 của bệnh, tính từ lúc khởi phát).

>  Cần lưu ý: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là bệnh nhiễm khuẩn do virus đường ruột, nên kháng sinh thường sẽ không có tác dụng trong việc chữa trị bệnh. Ngược lại, việc dùng kháng sinh tùy tiện có thể gây hại sức khỏe, khiến cho bệnh nặng hơn, tạo ra hiện tượng kháng thuốc trong cộng đồng, dẫn đến rất khó khăn cho việc điều trị bệnh nói chung và chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em nói riêng.

2.  BÁC SĨ CÓ THỂ CHO QUÍ KHÁN GIẢ BIẾT NHỮNG DẤU HIỆU NÀO NHẬN BIẾT TRẺ MẮC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG ?

Giai đoạn ủ bệnh : 3-7 ngày.

-  Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

-  Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

+ Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. 

+ Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

+ Sốt nhẹ. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.

+ Nôn.

+ Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

-   Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Chú ý : các thể lâm sàng:

+ Thể tối cấp : Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24-48 giờ.

      + Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.

+ Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.

3. BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP NHẤT CỦA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LÀ GÌ , THƯA BÁC SĨ?

Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.

Biến chứng tim mạch, hô hấp: Phù phổi cấp, viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch

4. TRONG THỜI ĐIỂM CHUẨN BỊ VÀO NĂM HỌC MỚI, BÁC SĨ CÓ THỂ CHO KHÁN GIẢ LỜI KHUYÊN VỀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ KHÔNG ?

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu, nên việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý nguồn lây là cần thiết. Phòng bệnh ở cộng đồng nhất là nơi tập trung đông trẻ như: nhà trẻ , mẫu giáo, các nơi vui chơi giải trí cho trẻ

-  Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt, phỏng nước).

-  Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn, vật dụng ăn uống, đồ chơi chưa được khử trùng.

-  Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.

-  Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác. 

-  Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh

-  Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

-  Cách ly trẻ bệnh tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

https://www.youtube.com/watch?reload=9&v=Cpv0iswYd-Y&feature=emb_title




Bs. CK2. Trương Cẩm Trinh - TTSK - BVNĐCT

  In bài viết



thông tin


Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

KHOA KHÁM BỆNH (KHÁM BHYT ĐÚNG TUYẾN)

Từ thứ hai đến thứ sáu
Sáng: 07h00 – 11h00
Chiều: 13h00 – 17h00
Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh
Số điện thoại: 0292 3 748 304

KHOA KHÁM BỆNH THU PHÍ

Thứ 2 đến Thứ 6: Làm việc 24/24, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
Thứ 7, Chủ nhật: 
Sáng thứ 7 từ 7h đến 11h có khám BHYT đúng tuyến.
+ Thứ 7 và chủ nhật chỉ khám nội khoa và các bệnh về Mắt, Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt
Địa điểm: Tầng 01
Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 07h00 – 10h30

Chiều: 13h00 – 16h30

Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh)

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU + TÂM LÝ

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh lý về: Vận động, phục hồi chức năng,..

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Sáng: 07h00- 11h00; Chiều: 13h00 - 17h00

Khám tâm lý: Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ, chậm nói...

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 - 02923.748.330.



Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi