TIN TỨC BỆNH VIỆN

CÁCH GIỮ ẤM CHO TRẺ VÀO MÙA LẠNH
[ Cập nhật vào ngày (26/12/2022) ]


CÂU HỎI 1: KHI THỜI TIẾT CHUYỂN LẠNH SẼ DỄ DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG GÌ CHO SỨC KHOẺ CỦA TRẺ?

      Trong mùa đông, thời tiết trở lạnh, không khí ẩm, mưa nhiều, nếu thích nghi không kịp trẻ sẽ có những phản ứng không mong muốn. Khi thời tiết thay đổi, bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khí hậu là da và đường hô hấp.

      Khi trời se lạnh hơn, không khí vào đường thở của bé không được sưởi ấm (do đường hô hấp của trẻ ngắn hơn và không có lông sưởi như ở người lớn), trẻ dễ bị nhiễm lạnh đường hô hấp , dễ bị nhiễm virus hơn, biểu hiện bằng hắt hơi sổ mũi, ho, khò khè,  nặng hơn là viêm đường hô hấp dưới. Những  trẻ có tiền căn dị ứng, khi bị cảm lạnh hay nhiễm siêu vi, sẽ dễ làm khởi phát cơn suyễn. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên: viêm mũi,  họng,viêm Amydam, viêm VA…. Bệnh đường hô hấp dưới:như viêm phế quản, viêm phế quản - phổi, viêm phổi, hen suyễn.  

      Thường da của chúng ta sẽ khô ráp hơn bong tróc. Ở trẻ nhỏ, nhất là ở trẻ có cơ địa viêm da dị ứng, trẻ dễ bị khô da và nếu không kịp thời phòng ngừa thì khô da dễ dẫn đến chàm da.

CÂU HỎI 2: NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO SẼ DỄ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI THỜI TIẾT LẠNH?

      Trong mùa đông, thời tiết trở lạnh, không khí ẩm, mưa nhiều là những yếu tố ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt là trẻ em, do cơ thể còn non yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ bị mắc bệnh, nhất là các  trẻ bị mắc các bệnh mạn tính , đặc biệt là hen suyễn ,cơ địa dị ứng , da liễu , trẻ có sức đề kháng kém  rất dễ mắc bệnh, và trở nên nặng nếu không có kế hoạch phòng ngừa , và khi trẻ bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám tránh trường hợp bệnh diễn biến nặng.

 CÂU HỎI 3. HƯỚNG  GIỮ ẤM ĐÚNG CÁCH

     Trong những ngày lạnh, cơ thể bé phải tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét nên sức chống đỡ bệnh tật giảm nhiều. Cha mẹ và người thân cần biết cách chăm sóc bé đúng cách để bé khỏe mạnh trong những ngày đông giá buốt.

Giữ nhiệt độ phòng của bé ở mức vừa phải:  cần giữ nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp, thông thoáng trong khoảng 280C. Trước khi cho trẻ ra ngoài nên mặc thêm áo khoác và đi giày ấm để tránh cảm lạnh đột ngột. Tránh trường hợp  Đóng kín cửa suốt ngày, nếu cứ đóng kín cửa suốt ngày sẽ khiến không khí trong phòng ngột ngạt, thiếu ôxy, khiến cơ thể mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi. Hay để nhiệt độ điều hòa, máy sưởi quá nóng sẽ khiến không khí trong phòng rất khô và cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da, khô mũi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp khiến trẻ khó thở.

Ủ ấm vừa phải: Nguyên tắc của việc mặc giữ ấm là mặc quần áo thành nhiều lớp, nhiều lớp mỏng tốt hơn một lớp dày, cơ thể sẽ tạo ra nhiều lớp giữ nhiệt và hạn chết mất nhiệt ra ngoài môi trường. Riêng trẻ em cần mặc nhiều hơn một lớp quần áo so với người lớn trong cùng một điều kiện thời tiết. tránh trường hợp  cho trẻ rất nhiều quần áo dẫn tới bé “bị” ủ ấm quá mức. Đây là một điều hoàn toàn sai lầm, có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ. Cha mẹ cần biết, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn vì vậy bé sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Nếu mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu, rồi thấm ngược lại dẫn đến cảm lạnh, viêm phổi... Hơn nữa, việc ứ đọng mồ hôi trên da còn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da, gây ngứa ngáy, khó chịu.

Tránh mặc bỉm suốt ngày: Trẻ được mặc bỉm là cách tốt để giữ ấm và có nhiều tiện lợi cho người trông coi trẻ. Tuy nhiên, việc làm này không tốt vì bỉm cũng có thể là nguyên do gây bệnh cho trẻ, làm tổn hại làn da của bé. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da. Do đó, trẻ bị hăm là một điều khó tránh khỏi khi phải đóng bỉm thường xuyên. Hơn nữa, khi trẻ đi tiểu nhiều mà chưa kịp thay bỉm, nước tiểu trong bỉm sẽ ngấm ngược gây lạnh cho trẻ.

Trẻ cần được vận động ngoài trời : Trong mùa đông, suốt thời gian trong ngày, trẻ ở trong phòng kín, không ra ngoài trời. Việc ở trong phòng lâu ngày sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Trẻ cần được vận động ngoài trời để tăng khả năng thích nghi với các yếu tố

. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, cần được ra ngoài trời tắm nắng hàng ngày để hấp thụ vitamin D, rất có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. Thời điểm lí tưởng để mẹ cho trẻ ra ngoài đón nhận ánh nắng mặt trời vào mùa đông là vào khoảng 8h - 9h30h và buổi chiều từ 15h -17h. Tuy nhiên, khi cho trẻ chơi ngoài trời, cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm nhưng vẫn thoáng để khi trẻ ra mồ hôi không thấy quá nóng, thường xuyên kiểm tra mồ hôi lưng để kịp thay áo cho trẻ. Lưu ý cần hạn chế cho trẻ tới nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh, tránh xa các nguồn ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá....

- Dù trời lạnh, bé cũng cần được tắm rửa sạch sẽ ít nhất 2 ngày/lần, có như thế bé mới khỏe khoắn. Nhưng khi tắm cho bé có một vài điểm mẹ cần lưu ý: Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày, cũng kiêng không tắm cho bé từ 11h - 13h. Thời gian lý tưởng nhất là từ 10h-10h30 hoặc từ 15-16h. Dù trời lạnh đến mức nào cũng không nên pha nước tắm cho con nóng quá. Điều này sẽ có hại cho làn da mỏng manh của bé. Nhiều bé khi thấy nước nóng quá, lần sau lại không dám xuống tắm nữa. Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 330C đến 360C. Khi dùng tay để thử thì người lớn cảm thấy nước đủ ấm tức là nước đó bị nóng với trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ nước tắm thích hợp cho trẻ. Khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín gió, nếu cần thiết chuẩn bị thêm quạt sưởi và chỉ tắm tối đa trong thời gian từ 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Lưu ý đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé. Điều này khiến con dễ bị khô da hoặc gây bỏng cho con.

- Trước khi trẻ đi ngủ nên cho trẻ mặc loại áo liền quần hoặc cho trẻ đắp chăn túi  và đi bít tất cho trẻ đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh.

Ngoài ra phụ huynh cần chú ý thêm :

- Cho trẻ uống đủ nước, ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, tránh ăn uống những thức ăn quá lạnh

- Đeo khẩu trang cho trẻ  khi ra ngoài, tránh tới những nơi đông người. Đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với trẻ  khi có triệu chứng hô hấp

- Thường xuyên rửa tay khi chăm sóc trẻ

- Đối với trẻ mắc hen phế quản, cần được khám, tư vấn và điều trị dự phòng

- Khi trẻ có biểu hiện bệnh lý hô hấp như ho, sốt, sổ mũi,… cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tự ý mua thuốc.

- Cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng bệnh.


LINK: https://www.youtube.com/watch?v=Z3kU-cATJuU




BS. CK2 Trương Cẩm Trinh – Trưởng Khoa Khám Bệnh BVNĐCT

  In bài viết



thông tin


Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

KHOA KHÁM BỆNH (KHÁM BHYT ĐÚNG TUYẾN)

Từ thứ hai đến thứ sáu
Sáng: 07h00 – 11h00
Chiều: 13h00 – 17h00
Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh
Số điện thoại: 0292 3 748 304

KHOA KHÁM BỆNH THU PHÍ

Thứ 2 đến Thứ 6: Làm việc 24/24, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
Thứ 7, Chủ nhật: 
Sáng thứ 7 từ 7h đến 11h có khám BHYT đúng tuyến.
+ Thứ 7 và chủ nhật chỉ khám nội khoa và các bệnh về Mắt, Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt
Địa điểm: Tầng 01
Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 07h00 – 10h30

Chiều: 13h00 – 16h30

Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh)

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU + TÂM LÝ

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh lý về: Vận động, phục hồi chức năng,..

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Sáng: 07h00- 11h00; Chiều: 13h00 - 17h00

Khám tâm lý: Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ, chậm nói...

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 - 02923.748.330.



Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi