TIN TỨC BỆNH VIỆN

NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở TRẺ EM TẠI KHOA KHÁM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
[ Cập nhật vào ngày (21/09/2022) ]


       Theo số liệu thống kê tại BVNĐCT, mỗi tháng tại khoa khám bệnh tiếp nhận từ 250 đến gần 400 trường hợp trẻ nhiễm trùng tiều đến khám tại Bệnh viện.

        Nhiễm trùng tiểu ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, áp xe thận, suy thận,… nếu không được điều trị kịp thời.

       Do đó, các bậc cha mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời nhiễm trùng tiểu cho trẻ, ngăn sự nhiễm trùng lan rộng ra khỏi đường tiết niệu (có thể lan vào máu gây nhiễm khuẩn huyết) và giảm sự tổn thương ở thận. Những biến chứng trên đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ . Vì vậy bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan, lơ là khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào ở trẻ. 


NGUYÊN NHÂN NHIỄM TRÙNG TIỀU, VÌ SAO BÉ GÀI THƯỜNG MẮC NHIỀU HƠN BÉ TRAI

        Nhiễm trùng tiểu phổ biến hơn ở bé gái vì niệu đạo của bé gái (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể) ngắn hơn và gần hậu môn hơn so với bé trai, do đó vi khuẩn dễ dàng đi vào niệu đạo hơn.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm. Trong đó phổ biến gồm những loại sau:
+ Vi khuẩn:
Đây là tác nhân thường gặp nhất trong nhiễm trùng tiểu, bao gồm các vi khuẩn thuộc hệ vi khuẩn tự nhiên trong ruột như E.Coli, Klebsiella, Pseudomonas aeruginosa và Enterococci.
+ Virus:
Virus gây nhiễm trùng tiểu gồm: adenovirus, enteroviruses, coxsackieviruses, echoviruses.
+ Nấm:
Đây là tác nhân hiếm gặp, có thể gồm những loại như: Candida spp, Aspergillus spp, cryptococcus neoformans, endemic mycoses,....
BIỂU HIỆN NHIỄM TRÙNG TIỀU

       Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng tiểu trẻ em thay đổi tùy theo từng nhóm tuổi khác nhau. Đối với các trẻ lớn (trên 3 tuổi), các triệu chứng này tương đối dễ phát hiện do trẻ đã có thể nhận thức được và báo với cha mẹ khi đau. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

+ Sốt;
+ Đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần hơn so với bình thường;
+ Tiểu són trong quần;
+ Trẻ kêu đau, buốt khi đi tiểu;
+ Đau vùng bụng dưới hoặc vùng lưng hông;
+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn;
+ Tiểu dầm vào ban đêm.

        Tuy nhiên, trẻ càng nhỏ thì càng ít triệu chứng ở đường tiểu. Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, các dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu không mang tính chất đặc trưng và khó nhận biết. Hơn nữa, các bé quá nhỏ nên không thể than thở hay nêu lên sự khó chịu liên quan đến đường tiểu và các bậc cha mẹ cũng khó theo dõi được việc trẻ đi tiểu lắt nhắt nhiều lần hơn bình thường (do trẻ thường mang bỉm và thông thường thì số lần đi tiểu của trẻ cũng đã rất nhiều).Vậy nên các triệu chứng gián tiếp thường gặp nhất là sốt, kèm theo lờ đờ, biếng ăn, nôn mửa và có thể đau vùng bụng.

NHIỄM TRÙNG TIỀU Ở TRẺ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

     Viêm đường tiết niệu ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, áp xe thận, suy thận,… nếu không được điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu viêm đường tiết niệu có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và chữa trị cho trẻ. 

Biến chứng nguy hiểm của viêm tiết niệu ở trẻ em
Viêm đường tiết niệu ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
+ Viêm thận kẽ, viêm quanh thận, trào ngược bàng quang niệu quản gây  suy thận.
+ Áp – xe thận; thận bị ứ nước quá lâu sẽ dẫn đến sưng  phù.
+ Sẹo thận: viêm đường tiết niệu nếu tái phát nhiều lần sẽ để lại những tổn thương trên thận dưới dạng sẹo, lâu dần dẫn đến tăng huyết áp, suy thận mạn.
+ Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng hoại tử ống thận và có thể dẫn đến tử vong.
PHỤ HUYNH CẦN LÀM GÌ KHI TRẺ ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHIỄM TRÙNG TIỀU

         Nhiễm trùng tiểu chủ yếu được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, dùng loại kháng sinh gì, liều lượng và cách dùng như thế nào là tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại nhiễm trùng ở mỗi trẻ, do bác sĩ chỉ định. Bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý cắt thuốc khi thấy tình trạng của trẻ vừa khá lên.

Bố mẹ cũng có thể áp dụng một số cách hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiểu tại nhà cho trẻ như:
+ Cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc nước hoa quả: Việc này giúp trẻ loại bỏ được vi khuẩn mỗi lần đi vệ sinh. Nên cho trẻ uống nước cam, chanh để tăng cường sức đề kháng; hơn nữa, nước cam, chanh giúp tạo độ axit trong nước tiểu, đây là điều kiện không thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ tăng cường bú mẹ thay vì uống nước.
+ Giữ vệ sinh vùng kín: Bố mẹ nên thay tã, bỉm cho trẻ đều đặn, đảm bảo rằng con không phải mặc tã bẩn hoặc quần dơ trong nhiều giờ liền. Bên cạnh đó, việc vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ là điều vô cùng quan trọng. Bố mẹ có thể dùng khăn thấm nước ấm để lau sạch vùng kín cho con, sau đó lấy khăn sạch khô để lau lại. Mặc cho trẻ những loại quần khô thoáng, tránh gây bí hơi ẩm.
+ Chườm ấm: Nếu cảm thấy trẻ bị khó chịu do tình trạng nhiễm trùng gây ra, bố mẹ nên dùng một miếng khăn vải mềm, sạch thấm qua nước ấm sau đó quấn quanh khu vực bụng dưới của trẻ và để yên trong 10 phút, lặp lại như vậy khoảng vài lần. Biện pháp này sẽ giúp trẻ giảm đau và ngứa ngáy.
CÁCH DỰ PHÒNG NHIỄM TRÙNG TIỀU
+ Để phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu cho trẻ, cha mẹ phải luôn quan tâm đến việc vệ sinh và những sinh hoạt thường ngày của trẻ, không nên phó thác cho ông bà cũng như thầy cô giáo.
+ Với trẻ nhỏ, cần lau khô và thay tã cho trẻ ngay sau khi đi vệ sinh, cần xem có cặn trắng ở bỉm không mỗi khi thay bỉm.
+ Với trẻ gái: cha mẹ nên vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn vào lỗ tiểu gây nhiễm trùng ngược dòng.
+ Với trẻ trai: quan sát trẻ đi tiểu nếu thấy phồng bao quy đầu hoặc tia tiểu nhỏ cần cho trẻ khám ngay vì có thể do dài hoặc hẹp bao quy đầu.
+ Cha mẹ cần hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen trẻ đi vệ sinh đúng cách.
+ Cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, ăn uống đảm bảo vệ sinh với các loại rau củ quả để tăng lượng nước làm cho hệ bài tiết nước tiểu của trẻ được tốt hơn.
+ Khi phát hiện trẻ có các bất thường về giải phẫu hệ tiết niệu cần đến khám để phẫu thuật sớm trả lại chức năng sinh lý, tránh nhiễm trùng tiểu do ứ trệ dòng chảy của nước tiểu.


KHOA KHÁM BỆNH THU PHÍ ( TẦNG 1)
Thứ 2 đến Thứ 6: Làm việc 24/24, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
Thứ 7, Chủ nhật: 
+ Sáng thứ 7 từ 7h đến 11h có khám BHYT đúng tuyến.
+ Thứ 7 và chủ nhật chỉ khám nội khoa và các bệnh về Mắt, Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt
Địa điểm: Tầng 01
Số điện thoại: 0292 3 748 356
KHOA KHÁM BỆNH (KHÁM BHYT ĐÚNG TUYẾN + THU PHÍ) ( TẦNG 2)
Từ thứ hai đến thứ sáu
+Sáng: 07h00 – 11h00
+Chiều: 13h00 – 17h00
Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh
Số điện thoại: 0292 3 748 304







BS. CK2 . Trương Cầm Trinh

  In bài viết



thông tin


Tìm kiếm

LỊCH KHÁM BỆNH

KHOA KHÁM BỆNH (KHÁM BHYT ĐÚNG TUYẾN)

Từ thứ hai đến thứ sáu
Sáng: 07h00 – 11h00
Chiều: 13h00 – 17h00
Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh
Số điện thoại: 0292 3 748 304

KHOA KHÁM BỆNH THU PHÍ

Thứ 2 đến Thứ 6: Làm việc 24/24, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
Thứ 7, Chủ nhật: 
Sáng thứ 7 từ 7h đến 11h có khám BHYT đúng tuyến.
+ Thứ 7 và chủ nhật chỉ khám nội khoa và các bệnh về Mắt, Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt
Địa điểm: Tầng 01
Số điện thoại: 0292 3 748 356

KHÁM VÀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ

Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 07h00 – 10h30

Chiều: 13h00 – 16h30

Địa điểm: Tầng 01 (cạnh Khoa Chẩn đoán hình ảnh)

Số điện thoại: 02923.748.397

LỊCH KHÁM CÁC BỆNH MẠN TÍNH NGOẠI TRÚ

KHÁM TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

Sáng: 07h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 17h00

Địa điểm: Tầng 02 - khoa dinh dưỡng

Khám và tư vấn các bệnh liên quan về: Suy dinh dưỡng, Béo phì, ...

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước

Số điện thoại: 02923.748.343 - 02923.748.344

KHÁM BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH - KHỚP

Sáng thứ 4 hàng tuần.   Từ 07h00 – 10h00   

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:Tim, Kawasaki; tăng huyết áp, tim bẩm sinh chưa có chỉ định can thiệp.

Khớp: Viêm khớp dạng thấp thiếu niên,...

KHÁM NỘI TIẾT - THẬN

Sáng thứ 3 hàng tuần.   Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về:

Nội tiết: Đái tháo đường, dậy thì sớm.

Thận: Hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận, Lupus

KHÁM HUYẾT HỌC

Sáng thứ 5 hàng tuần.  Từ 07h00 – 11h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh về: Thiếu máu thiếu sắt, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, thalasemia, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân,...

CÁC BỆNH LÝ VỀ HEN

Chiều thứ 4 hàng tuần. Từ 13h00 – 15h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Khám các bệnh: Hen phế quản (suyễn)

BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở TRẺ SƠ SINH (ROP)

Sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian nhận bệnh từ 7h00 đến 9h00

Địa điểm: Tầng 02 khoa khám bệnh

Xin vui lòng liên hệ với khoa khám mắt để biết thông tin chi tiết.

Số điện thoại: 02923.748.355.

KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU + TÂM LÝ

Địa điểm: Tầng 03 - khoa Vật lý trị liệu

Khám các bệnh lý về: Vận động, phục hồi chức năng,..

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Sáng: 07h00- 11h00; Chiều: 13h00 - 17h00

Khám tâm lý: Rối loạn phổ tự kỹ, tăng động giảm chú ý, các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ, chậm nói...

Sáng thứ 4 hàng tuần: 07h00 - 11h00

Chiều thứ 5 hàng tuần: 13h00 - 17h00

Ghi chú: Vui lòng đặt lịch hẹn khám bệnh trước.

Số điện thoại: 02923.748.329 - 02923.748.330.



Thư viện ảnh

SƠ đồ đường đi